Aerocycle được Quân đội Mỹ sử dụng như một công cụ trinh sát và được thử nghiệm lần đầu tiên tại khu quân sự Brooklyn Army Terminal vào năm 1955. Nó được thiết kế để có thể bay với tốc độ lên đến 65 dặm/h (khoảng 105km/h) và chỉ cần 20 phút hướng dẫn là binh sĩ đã có thể sử dụng được. Nhưng trong quá trình thử nghiệm thì chiếc “máy bay” này cho thấy tỷ lệ tai nạn quá cao và đã bị dừng phát triển.
Nemeth: Các sinh viên của trường Đại học Miami đã tạo ra phiên bản thử nghiệm của chiếc máy bay có hình dáng kỳ lạ được thiết kế bởi nhà phát minh Steven Nemeth, họ muốn thử nghiệm xem liệu máy bay với cánh hình tròn có bay được hay không. Cánh có hình dạng tròn cũng được sử dụng như dù giảm đốc phòng khi động cơ bị hỏng, giúp máy bay có thể từ từ đáp xuống đất. Dù trải qua cuộc bay thử nghiệm thành công trong năm 1934, nhưng Nemeth không được sản xuất đại trà
Avrocar là một máy bay ném bom được thiết kế bởi chính phủ Canada vào những năm đầu thập niên 50. Nó có khả năng cất cánh theo chiều dọc bằng các động cơ phản lực đẩy thẳng xuống dưới, tạo ra một đệm không khí. Quân đội Mỹ và Lực lượng Không quân đã tiếp quản dự án này từ năm 1958 và tạo ra hai phiên bản thử nghiệm, nhưng cả hai đều không hoạt động ổn định trong quá trình kiểm tra.
Caproni Ca.60 Noviplano: chiếc máy bay đặc biệt này là một thủy phi cơ. "Tàu bay” này có 9 cánh, 8 bộ động cơ và có thể chở được 100 hành khách. Nếu bạn nhìn hình và nghĩ rằng “Cái này bay sao được?”, thì bạn đã đúng. Caproni Ca.60 Noviplano đã gặp tai nạn ngay trong lần đầu thử bay vào năm 1921. May mắn là phi công đã thoát nạn, nhưng chi phí sửa chữa rất cao và dự án đã bị hủy.
Vought V-173: được công ty Chance Vought lắp ráp. Quân đội Mỹ đã sử dụng nó trong Thế Chiến II để chống lại Nhật Bản. Hải quân đã tặng lại cho Viện Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Quốc gia vào năm 1960. Một nhóm nhân viên về hưu của Vought đã làm việc cùng nhau trong 8 năm để phục hồi nó thành công vào năm 2012
Northrop XB-35: Trong Thế Chiến II, Quân đội Mỹ muốn có một chiếc máy bay có thể bay quãng đường 16.000km và chở được khối lượng 4.500kg hàng hóa (hầu hết là bom). Thế là nhà thiết kế máy bay Northrop, cũng là người sáng lập ra Northrop Corporation đã tạo ra Northrop XB-35, nhưng không may là nó gặp vấn đề với bộ phận cánh quạt nên không thể hoạt động ổn định được. Chiến tranh kết thúc trước khi dự án này được cải tiến hoàn tất, do đó nó đã bị hủy bỏ vào năm 1950
Goblin là chiếc máy bay có động cơ phản lực nhỏ nhất thế giới từng được sản xuất, nó được thiết kế để gắn vào các máy bay ném bom và sẽ cất cánh bay ra bảo vệ máy bay chính khi bị tấn công. Chiếc Goblin có khả năng bay khá tốt, nhưng không được trang bị dụng cụ dùng để hạ cánh, vì vậy nó phải được gắn vào máy bay chính. Các phi công gặp vấn đề khi kết nối Goblin trở lại với máy bay ném bom lúc đang bay, nên dự án này đã bị hủy bỏ vào năm 1949.
Được thiết kế để chuyên chở những kiện hàng quá khổ trong dự án Apollo của NASA, chiếc máy bay khổng lồ này được thử nghiệm lần đầu vào năm 1962. Nó được sử dụng chủ yếu để vận chuyển các bộ phận của tên lửa Saturn 5 đến Cape Canaveral. Các phiên bản sau được đặt tên là Super Guppy và Super Guppy Turbine, được sử dụng để vận chuyển linh kiện của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Bartini Beriev VVA-14: Liên Xô đã có ý định sử dụng chiếc thủy phi cơ này để chống lại tàu ngầm của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Nhà khoa học người Ý Robert Bartini đã thiết kế để nó có thể lướt trên mặt biển và theo dõi các mục tiêu dưới nước. Chỉ có hai phiên bản thử nghiệm từng được sản xuất, chiếc đầu tiên được thử vào năm 1972. Hiện tại chỉ còn một chiếc đang được trừng bày tại Bảo tàng Không quân Nga ở Monino.
Kỹ sư Burt Rutan đã thiết kế Boomerang vào năm 1996, phi công có thể điều khiển nó kể cả khi một trong hai động cơ bị hỏng. Thiết kế bất đối xứng đã giúp nó trở nên nổi bật hơn trong số các máy bay kép khác, và cũng giúp nó an toàn hơn. Chiếc Boomerang có thể bay với vận tốc 304 dặm/h (490 km/h).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.