2018: một năm đáng nhớ của Grab tại Việt Nam

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nhân 26/12/2018 06:13

Grab đã trải qua một năm khó quên ở Việt Nam với hàng loạt sự kiện xảy ra trong chặng đường chinh phục người dùng

 

uber-grab-1545703164815484638721-crop-154570321657
 


Cuộc “nổi loạn” của các tài xế

Grab mở đầu năm 2018 bằng làn sóng phản đối của các đối tác tài xế ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM khi tăng chiết khấu sử dụng dịch vụ đối với cả dịch vụ ô tô và xe máy từ 1/1/2018.

Giữa tháng 1, Sở GTVT Hà Nội tuyên bố cấm taxi hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động ở 13 tuyến phố theo khung giờ nhằm giảm ùn, tắc trong giờ cao điểm như một giọt nước tràn ly. Một cuộc đình công, tắt ứng dụng để phản đối việc tăng chiết khấu cũng như yêu cầu Grab phải có những chính sách hỗ trợ tài xế đã diễn ra rộng khắp.

Sự việc dù không kéo dài và Grab vẫn giữ nguyên mức chiết khấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít tài xế đã chia tay ứng dụng sau sự kiện này.

Vụ kiện tụng kéo dài với Vinasun

photo-1-15457031135811282965058
 


Đầu tháng 2, phiên xét xử sơ thẩm đầu tiên vụ Vinasun kiện Grab Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm hơn 41 tỷ đồng trong 2 năm diễn ra và bắt đầu chuỗi thời gian kéo dài cho đến cuối năm nay. Đây cũng được xem là vụ kiện hi hữu tại Việt Nam khi một doanh nghiệp kiện một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh mới vì lợi nhuận sụt giảm.

Sau rất nhiều lần tạm hoãn và tranh cãi, TAND TP.HCM trong phiên xử cuối tháng 11 vừa qua đã quyết định tạm ngưng để 2 bên hòa giải. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Mua lại Uber, Grab giữ vị thế độc tôn ở Đông Nam Á

Cuối tháng 3/2018, Grab công bố mua lại Uber tại khu vực Đông Nam Á. Đây là thương vụ đình đám nhất và là một sự kiện không thể không nhắc đến trong năm 2018 của Grab, không chỉ ở thị trường Việt Nam.

Với thương vụ này, Uber sẽ sáp nhập vào Grab tại khu vực Đông Nam Á và Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab, tương ứng với thị phần của mỗi công ty. Đồng thời với thảo thuận này, CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi, sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.

Tại thị trường Việt Nam, Uber đóng cửa ứng dụng vào ngày 8/4 và Grab trở thành ứng dụng gọi xe không đối thủ ở thời điểm đó.

Bắt tay với Moca, bắt đầu triển khai hàng loạt dịch vụ tài chính

Đầu tháng 9, Grab Việt Nam tuyên bố bắt tay với dịch vụ thanh toán di động Moca tại Việt Nam. Động thái này của Grab nhằm củng cố vị trí của hãng taxi công nghệ tại Việt Nam khi thanh toán di động và dịch vụ tài chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Grab tại khu vực Đông Nam Á. Trong tháng 10, Grab chính thức ra mắt ví điện tử GrabPay by Moca. Dù quá trình chuyển đổi này gặp một số "trục trặc"và gây ra không ít phiền toái cho nhiều khách hàng trung thành của Grab. Nhưng sau chuyển đổi, không ít khách hàng đã kích hoạt thành công cho biết có thể thanh toán dễ dàng hơn trong ứng dụng. Grab cũng bắt đầu tung ra nhiều dịch vụ tài chính ngay trên nền tảng ứng dụng.

Có thể đối mặt với án phạt vì vụ thâu tóm Uber

Đầu tháng 12, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đồng thời xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh; hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Rất có thể, Grab cũng sẽ đối diện với một án phạt từ cơ quan quản lý tương tự như ở Singapore khi báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Ý kiến của bạn

Bình luận