Cụ thể, khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh ô tô, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình 4 giấy tờ: 1- Xuất trình bản chính Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp; 2- Xuất trình bản chính Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô nước ngoài tạm nhập, ô tô Việt Nam tạm xuất; 3- Nộp 1 bản chính danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách; 4- Xuất trình bản chính tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, hoặc nộp 1 bản chính Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất (đối với ô tô nhập cảnh); nộp 1 bản chính Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập (đối với ô tô xuất cảnh).
Đối với ô tô nhập cảnh hoặc xuất cảnh theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định và các văn bản hướng dẫn.
Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan; thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với ô tô nhập cảnh, xuất cảnh.
Về việc giám sát hải quan đối với ô tô xuất cảnh, nhập cảnh cũng được Nghị định quy định rõ. Cụ thể, trong địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan chủ trì và sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát ô tô nhập cảnh, xuất cảnh. Còn ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an sẽ chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát ô tô nhập cảnh, xuất cảnh.
Trường hợp thực hiện kiểm tra một cửa, một lần dừng thực hiện theo quy định thủ tục hải quan một cửa, một điểm dừng; hoặc chế độ một cửa quốc gia.
Theo chinhphu.vn
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.