5 điều lập trình viên cần làm trước khi yêu cầu trợ giúp

25/07/2018 14:55

Tự kiểm tra lỗi, cô lập mã, tìm ví dụ mẫu... là những bước lập trình viên cần làm trước khi yêu cầu trợ giúp.

1553731043-w500-9012-1532485507

Chia sẻ trên Dev.to, Paul Seal - Umbraco MVP, nhà sáng lập codeshare.co.uk chỉ ra 5 bước để lập trình viên tự giải quyết lỗi:

1. Tự kiểm tra lỗi

Thực tế, chu trình, kỹ thuật làm ra sản phẩm đó chỉ bạn mới nắm rõ, vì vậy hãy tự kiểm tra rà soát lại toàn bộ lỗi hệ thống.

2. Kiểm tra nhật ký

Kiểm tra nhật ký ứng dụng, nhật ký web hoặc thậm chí cả nhật ký sự kiện hệ thống để biết lịch sử làm việc và tìm ra lỗi sai trong từng chu trình.

3. Cô lập mã

Bạn có thể cô lập mã và viết một bài kiểm tra đơn vị cho nó. Điều này sẽ làm cho việc sửa chữa dễ dàng, việc kiểm tra cũng nhanh hơn. Thêm nữa, cô lập mã sẽ giúp bạn không cần trả thêm chi phí của một ứng dụng cần chạy, chỉ để kiểm tra một đoạn mã nhất định.

4. Kiểm tra lỗi trên Google

Google là kho thông tin khổng lồ giúp bạn tìm kiếm và yêu cầu mọi thứ bạn cần. Những người khác đã gặp phải vấn đề tương tự sẽ hỏi trên các trang như Stack Overflow hoặc các diễn đàn ASP.NET, bạn có thể tra cứu để giải quyết vấn đề của mình.

5. Tìm một ví dụ mẫu

Thông thường, nếu bạn đang gặp rắc rối với một điều gì đó thì có thể người khác cũng mắc lỗi tương tự và đã được giải quyết. Hãy cố gắng tìm những ví dụ tương tự xem người có kinh nghiệm đi trước đã giải quyết nó như thế nào và học tập theo mà không cần nhờ sự trợ giúp.

Nếu đã làm tất cả những điều trên và vẫn chưa tìm ra lỗi ở đâu, bạn nên tìm đến trợ giúp của các chuyên gia khác trong ngành. 

Một chuyên gia công nghệ tại Việt Nam - mentor Nguyễn Cát Tiểu Giang, Đại học trực tuyến FUNiX - chia sẻ, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng với người theo học nghề lập trình. Tại FUNiX, nơi các sinh viên theo học ngành lập trình bằng phương pháp trực tuyến, việc tự học, code và tự tìm ra lỗi là yêu cầu bắt buộc để nâng cao trình độ, bởi không có thầy cô nào có thể ngồi cạnh và cầm tay chỉ việc từng dòng lệnh cho bạn.

Cũng theo mentor này, thay vì ngồi viết ra một đoạn code dài rồi đem đi hỏi ngay các chuyên gia vì sao nó không chạy, bạn nên kiểm tra lại một lượt xem có lỗi gì không, tự khắc phục lỗi và khi không giải quyết được thì mới nhờ trợ giúp.

Mentor Tiểu Giang đồng thời gợi ý về một số phương pháp giúp các bạn học viên mới bắt đầu con đường lập trình có thể tự tìm giải pháp sửa lỗi:

Thứ nhất, bạn cần phải viết ra câu cần hỏi, sau đó lên Google tìm hiểu thật kỹ và đọc nhiều về chủ đề đó trước khi tìm trợ giúp. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng khi nhận được câu trả lời.

Thứ hai, nắm rõ các khái niệm trong vấn đề mình cần trợ giúp. Nếu chưa biết hãy Google trước.

Thứ ba, nếu muốn trợ giúp về code, cần debug, phải tìm hiểu vấn đề đang gặp phải nằm ở dòng nào, bản chất nó là gì trước. Khi copy code gửi mentor, cần đưa lên các IDE online như ideone.com, repl.it… thay vì paste cả đoạn vào facebook/skype.

Nếu bạn làm việc một mình hoặc từ xa, có thể tham gia vào mạng lưới học trực tuyến công nghệ thông tin như FUNiX và tận dụng sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành. Trường có hơn 2.000 chuyên gia từ các lĩnh vực ngành CNTT, luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên 24/7 để cùng tìm ra giải pháp và kỹ năng chủ động học tập, thực hành những kiến thức trong lĩnh vực lập trình. Nhiều sinh viên với sự kèm cặp, hỗ trợ của đội ngũ mentor trong 4, 5 tháng đã trở thành lập trình viên, được tuyển dụng vào các tập đoàn công nghệ lớn.

Ý kiến của bạn

Bình luận