Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC (AMM) lần 29 |
Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC (AMM) lần 29 đã bế mạc tại TP Đà Nẵng sau 3 ngày làm việc. Hội nghị diễn ra với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Chủ trì là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp và ra Tuyên bố chung. Vị trí của Việt Nam được khẳng định rõ nét.
APEC có một vị trí và tầm quan trọng nhất định
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhắc cho hay, trong hai thập kỷ vừa qua, dựa vào kế hoạch và tầm nhìn của các nhà Lãnh đạo, APEC đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng như một diễn đàn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập hoá thương mại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hội nghị lần này, đã thảo luận về những gì APEC đã và đang thực hiện để hướng tới mục tiêu quan trọng này.
“Trong viễn cảnh thay đổi nhanh chóng và bất ổn của kinh tế thế giới, những gì chúng ta đang thực hiện sẽ là thông điệp thể hiện sự kiên định rõ ràng của APEC trong việc tự do hoá và mở rộng kinh tế và đầu tư khu vực.” – Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam kỳ vọng.
Việt Nam đã và đang khẳng định mình trong nỗ lực chung của APEC
Trải qua 28 năm thành lập và phát triển, APEC đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong cả 3 trụ cột hợp tác chính là: Tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh và hợp tác kinh tế, kỹ thuật.
Riêng với Việt Nam, APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hội nhập sâu rộng và phát triển của nền kinh tế hơn 90 triệu dân này. Hiện nay, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tới từ các các thành viên APEC; 75% tổng lượng giao dịch thương mại hàng hóa và 79% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nguồn gốc từ các thành viên APEC.
Theo đó, Việt Nam đã và đang kiên định chính sách mở cửa nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đàm phán, ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực (FTA/RTA), cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế, cải cách cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, minh bạch... Những nỗ lực này của Việt Nam đã và đang được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao.
Song song với đó, Việt Nam cũng đã thực hiện các cam kết giảm thuế và gỡ bỏ hàng rào phi thuế theo đúng lộ trình đề ra trong các hiệp định FTA/RTA có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên. Các nỗ lực về tự do hoá và tạo thuận lợi cho kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã được ghi nhận, đặc biệt trong các ngành xây dựng, tài chính, giao thông… Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực triển khai các chính sách thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của WTO, cải thiện quy trình mua sắm chính phủ, đẩy mạnh thực thi Luật Cạnh tranh...
Đây là thông điệp mạnh mẽ khẳng định những nỗ lực kiên định của APEC nhằm hướng tới tự do hoá thương mại và đầu tư, trong bối cảnh xuất hiện một số quan điểm trái chiều, có xu hướng phản đối toàn cầu hoá và quay trở lại xu thế bảo hộ thương mại tại một số nơi trên thế giới.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.