ATGT đường thủy nội địa: Giữ đà giảm tai nạn giao thông

Tác giả: CÔNG THÀNH

saosaosaosaosao
Hoạt động Ban ATGT 02/11/2017 15:39

Đến hết quý III, TNGT đường thủy đã được kiềm chế đáng kể và trong quý IV, công tác đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa (ĐTNĐ) tiếp tục được triển khai mạnh mẽ với những giải pháp đi vào thực chất.

 

Xe Hùng Cường ngang nhiên dừng đổ bắt khách ở các
 

Đảm bảo TTATGT là nhiệm vụ trọng tâm

Những năm gần đây, ĐTNĐ đã có những bước “bứt phá”, phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên diện mạo mới cho lĩnh vực GTVT thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó vấn đề về “bình yên sông nước” cũng trở nên phức tạp hơn và cần sự nỗ lực của toàn Ngành.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam chia sẻ, so với các lĩnh vực giao thông khác, tuy TNGT ĐTNĐ xảy ra ít nhưng thường gây thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy xuyên suốt những năm qua, công tác đảm bảo TTATGT luôn được Cục ĐTNĐ Việt Nam chú trọng và xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó Cục đã gắn trách nhiệm của CB, CNVC trong thực thi công vụ. Thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh việc thực hiện tối ưu các giải pháp bảo đảm TTATGT, đồng thời đóng góp những sáng tạo thiết thực, có hiệu quả cao trong công tác đảm bảo TTATGT của toàn Ngành.

“Việc đảm bảo bình yên sông nước đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào thực chất. Bên cạnh những mô hình, chương trình tuyên truyền trực tiếp với người dân, doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên, chúng tôi cũng triển khai nhiều giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tiếp cận sâu, rộng và có tính lan tỏa cao”, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang cho biết.

Nổi bật trong các giải pháp này là ứng dụng Viwa Alert - ứng dụng phản ánh vi phạm, tồn tại, bất cập về giao thông ĐTNĐ trên điện thoại thông minh mới được ra mắt vào đầu tháng 8 vừa qua. Phần mềm này cho phép người dân chụp ảnh và gửi trực tiếp những tồn tại, bất cập (hạ tầng, luồng tuyến, phao tiêu, báo hiệu, vị trí mất ATGT, thủ tục hành chính, công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy… và các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ) về Cục ĐTNĐ Việt Nam.

Cục trưởng Hoàng Hồng Giang khẳng định: “Thông qua các thông tin phản ánh, Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ xử lý, kiến nghị kịp thời để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực ĐTNĐ”.

Mặt khác, Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến giao thông ĐTNĐ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho Kênh VOV giao thông Quốc gia; duy trì thường xuyên, liên tục số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh về bảo đảm TTATGT ĐTNĐ. Ngoài ra, công tác tăng cường xử lý vi phạm, công tác đảm bảo TTATGT đường thủy trong những năm gần đây đã thu được nhiều kết quả tích cực, điển hình là Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” được triển khai từ năm 2011.

 tiếp tục giảm TNGT

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã bám sát các chương trình công tác của Bộ GTVT; các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kịp thời ban hành, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT.

Theo thống kê của Cục ĐTNĐ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, trên tuyến ĐTNĐ cả nước xảy ra 76 vụ TNGT đường thủy, làm chết 36 người, bị thương 15 người; so với cùng kỳ năm 2016 giảm 18 vụ (-19,5%), giảm 22 người chết (-37,93%) và tăng 9 người bị thương (150%).

Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Chi cục trưởng Chi cục ĐTNĐ phía Bắc nhận định, những hành vi điều khiển phương tiện vi phạm quy tắc tránh vượt, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, người tham gia giao thông chủ quan, chưa có ý thức tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ĐTNĐ là những nguyên nhân chính dẫn tới những vụ tai nạn ĐTNĐ.

Đồng quan điểm trên, Thượng tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT nhìn nhận, nguy cơ TNGT xuất phát từ những biến đổi bất thường của thời tiết, những thói quen, tập quán lạc hậu, đặc biệt là ý thức chủ quan không chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông. Trong khi đó, sự thiếu quan tâm, đầu tư trong công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ của chính quyền cơ sở và chủ đầu tư các công trình thi công trên ĐTNĐ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng TNGT đường thủy.

Theo ông Hoàng Minh Toàn - Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam, sau hơn 3 năm thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông ĐTNĐ, hành lang pháp lý về đảm bảo TTATGT ĐTNĐ đã được thiết lập tốt, Luật đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị của Cục ĐTNĐ Việt Nam đã chủ động, sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền rất cụ thể, đặc biệt là phù hợp với trình độ dân trí của người dân sông nước và có tính lan tỏa cao khi kêu gọi được sự chung tay của xã hội.

Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, quyết liệt xử lý vi phạm của các cơ quan liên ngành, tình hình TNGT đường thủy đã được kiềm chế và góp phần ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội.

Để tiếp tục tăng cường hiệu quả trong công tác đảm bảo TTATGT những tháng cuối năm, Cục ĐTNĐ Việt Nam tập trung thực hiện triển khai siết chặt quản lý vận tải và duy trì thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện thủy tại các cảng, bến thủy nội địa; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về mớn nước phương tiện thủy nội địa; giám sát, xử phạt nghiêm việc sử dụng phương tiện thủy không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; rà soát, kiểm tra các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.

Đồng thời, các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, tổ chức điều tiết, chống va trôi các cầu trong mùa lũ, bảo đảm TTATGT; thanh thải chướng ngại vật trên luồng, lạch; phối hợp với Cục CSGT, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh về công tác bảo đảm ATGT ĐTNĐ trên địa bàn của địa phương.

Xác định là nhiệm vụ trọng tâm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sẽ được đẩy mạnh nhằm mục đích tăng cường công tác đảm bảo TTATGT ĐTNĐ, hạn chế TNGT trong hoạt động dân sinh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt trong mùa mưa bão năm 2017.

Mặt khác, nhằm phát huy thành tích và khắc phục khó khăn trong công tác tuyên truyền, Cục ĐTNĐ Việt Nam tiếp tục kêu gọi, huy động ủng hộ phao, áo cứu sinh, cặp phao cứu sinh bằng hình thức xã hội hóa để trao tặng cho các em học sinh và người dân thường xuyên phải qua sông tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong những tháng còn lại của năm 2017, Cục sẽ tổ chức phát tặng phao, áo cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cho người tham gia giao thông đường thủy, bến khách ngang sông tại các địa phương Phú Thọ, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, đồng thời thực hiện tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện và đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy

Ý kiến của bạn

Bình luận