Bài học làm đường một chiều ở các nước |
Đường một chiều được đánh giá mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên việc chuyển đổi thành đường một chiều có thể gây nhiều khó khăn.
Ví dụ năm 2003, khi một thành phố đông dân của Ấn Độ quyết định áp dụng hệ thống giao thông một chiều tại khu vực trung tâm, một nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm kẹt xe nhưng cũng gây nhiều rắc rối cho người dân.
Nhiều người chỉ trích vì khiến họ phải đi xa hơn và người đi bộ, đặc biệt là người già, cảm thấy khó chịu với sự thay đổi tín hiệu giao thông.
Theo Hindu Times, năm 2015 thành phố này tiếp tục biến con đường lớn Sajarpour thành đường một chiều khiến người dân lại than trời vì không thể đi vào bệnh viện gần đó, khó đưa đón con đi học và lối băng qua đường dành cho người đi bộ biến mất.
Dù các quan chức cho rằng việc giao thông sẽ dễ dàng hơn sau một thời gian, nhưng theo người dân, nhiều xe cộ "tự giải quyết" bằng cách chạy hai chiều trên những con đường một chiều.
Kỹ sư Vikash Gayah của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho rằng đường một chiều giúp xe cộ chạy nhanh hơn nhưng cũng không giải quyết được vấn đề của giao thông bởi số xe này thường phải chạy lòng vòng.
“Có thể có nhiều xe chạy qua một con đường hơn, nhưng nếu chúng phải chạy xa hơn thì cuối cùng sẽ có ít người có thể đến đích hoặc thoát khỏi con đường đó hơn” - ông Gayah giải thích trên tờ Transportation Research Record.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đường một chiều ít an toàn hơn do xe cộ thường chạy với tốc độ cao và cũng ảnh hưởng đến việc làm ăn của các cửa hàng dọc tuyến đường.
Do đó, tại nhiều thành phố của Mỹ như Dallas, Denver, Sacramento và Tampa đã chuyển đổi nhiều con đường một chiều trở lại thành hai chiều.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.