Cụ thể, tỉ lệ bay đúng giờ (OTP) của Bamboo Airways trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 96,9% - cao nhất toàn ngành hàng không nội địa và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét riêng trong top 3 hãng hãng không lớn nhất Việt Nam, Bamboo Airways là hãng bay nhất duy trì được tỉ lệ OTP trên 90%. Hai hãng còn lại là Vietjet Air và Vietnam Airlines lần lượt ghi nhận tỉ lệ đúng giờ giảm 6,2 % và 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó, tỉ lệ đúng giờ 4 tháng đầu năm của Vietjet là 89,1% còn của Vietnam Airlines là 87,9%.
Tỉ lệ đúng giờ trung bình toàn ngành trong 4 tháng đầu năm đạt 90,3%, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo thống kê của Cục hàng không Việt Nam, tỉ lệ huỷ chuyến của toàn ngành hàng không nội địa trong 4 tháng đầu năm 2022 là 0,7%, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 hãng bay nội địa lớn nhất, Vietnam Airlines là hãng có tỉ lệ huỷ chuyến cao nhất, với 1,5% chuyến bay bị huỷ. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Vietjet là 0,3% và Bamboo Airways là 0,1%.
Về tỉ lệ chậm chuyến, Vietnam Airlines có tỉ lệ chuyến bay cất cánh muộn cao nhất toàn ngành trong 4 tháng đầu năm, với tỉ lệ là 12,1%. Tiếp theo là Vietjet Air với 10,9% chuyến bay bị chậm giờ. Tỉ lệ chậm chuyến của toàn ngành trong 4 tháng đầu năm 2022 là 9,7%. Bamboo Airways là hãng ít chậm chuyến nhất trong top 3 hãng nội địa lớn nhất, với tỉ lệ này ở mức 3,1%.
Theo dõi tỉ lệ bay đúng giờ của các hãng hàng không trong 4 tháng đầu năm 2022, có thể thấy Bamboo Airways là cái tên duy nhất trong trong top 3 hãng bay nội địa lớn nhất duy trì tỉ lệ đúng giờ ổn định. Bamboo Airways liên tục ghi nhận OTP cao trên 95% qua từng tháng. Trong khi đó, tỉ lệ đúng giờ của 2 hãng còn lại là Vietjet Air và Vietnam Airlines có biên độ dao động lớn từ 76,5 % - 97,8 %.
Giai đoạn 4 tháng đầu năm 2022 là lúc ngành hàng không Việt Nam đón nhận làn sóng phục hồi sau dịch vô cùng mạnh mẽ, khi lần lượt trải qua các cột mốc mở cửa toàn phần đối với cả thị trường nội địa và quốc tế. Bước qua các đợt cao điểm Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, cao điểm Giỗ tổ hay cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, ngành hàng không đều ghi nhận số lượng chuyến bay và lượng khách trung chuyển tăng vọt.
Đơn cử trong trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 9 đến 11/4), theo thống kê của Tổng cục Du lịch, cả nước đã phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó có khoảng 1,6 triệu lượt khách lưu trú.
Lưu lượng khách tiếp tục có sự tăng trưởng trong cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5 khi có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch, trong đó có 2 triệu khách đã lưu trú ở các địa điểm du lịch trong nước.
Để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của người dân, các hãng bay đã liên tục tăng tần suất và đưa vào khai thác các đường bay mới phục vụ hành khách. Có thấy thể thấy, duy trì ổn định tỉ lệ OTP ở mức cao là nỗ lực rất đáng ghi nhận các hãng hàng không nhằm đảm bảo tối đa lịch trình di chuyển của hành khách.
Trước nhu cầu hàng không nội địa được dự báo còn tiếp tục tăng cao trong giai đoạn tới, các hãng bay nội địa đều chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi nguồn lực, sẵn sàng các phương án tiếp tục mở rộng quy mô khai thác. Tại thị trường nội địa, các hãng bay liên tục tăng tải cung ứng đồng thời liên tiếp khai trương thêm các đường bay quốc tế.
Trong đó, Bamboo Airways liên tiếp vận hành 4 đường bay thường lệ quốc tế mới gồm Hà Nội - Melbourne (Úc) từ 27/4, TP HCM – Bangkok (Thái Lan) bay từ 28/4, TP HCM – Singapore từ 29/4, Hà Nội – Singapore từ 4/5 và mở bán đường bay TP HCM – Frankfurt, dự kiến khai trương từ tháng 6/2022. Bên cạnh đó, hãng bay này cũng tiếp tục tăng tần suất của các đường bay thường lệ đang khai thác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Trong khi đó, đại diện Vietnam Airlines cho biết hãng đã tăng tần suất khai thác đến toàn mạng bay quốc tế thường lệ, mở thêm các đường bay mới tới Ấn Độ, Singapore...
Tương tự Vietjet, cũng công bố mở thêm các đường bay đến Ấn Độ bên cạnh việc tái khai thác các đường bay từ TP HCM, Hà Nội - Delhi (Ấn Độ) với tần suất 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.