Bán BlackBerry siêu mã hóa, CEO công ty bị tuyên án 9 năm tù

Tác giả: xe đời sống

saosaosaosaosao
Ứng dụng 31/05/2019 14:13

Theo báo cáo, với sự giúp đỡ của những chiếc điện thoại siêu mã hóa này, lượng ma túy được vận chuyển "cao đến mức không thể tính toán được."

photo1559266989632-1559266989902-crop-155926699675
Ảnh minh họa

CEO một công ty chuyên cung cấp điện thoại mã hóa cho các tổ chức tội phạm, vừa bị tuyên phạt 9 năm tù giam, trong một phiên tòa tại San Diego hôm thứ Ba vừa qua. Khách hàng của công ty này đều là các tổ chức tội phạm có máu mặt, trong đó khét tiếng nhất là Sinaloa Cartel - tổ chức buôn bán ma túy quyền lực nhất thế giới.

Vincent Ramos, công dân 41 tuổi người Canada, đã bị kết tội âm mưu gian lận và chịu khoản tiền phạt 80 triệu USD cũng như nhiều tài khoản ngân hàng, tài khoản tiền mã hóa, tiền vàng và bất động sản khác. Công ty của ông ta, Phantom Secure đã bị hạ gục trước sự hợp tác giữa các cơ quan tình báo các nước Úc, Canada và Mỹ.

Những chiếc điện thoại không thể xâm nhập

photo-1-15592669896691294774740

Quảng cáo của Phantom Secure cho loại điện thoại siêu mã hóa của mình.

Phantom Secure là một phần trong hoạt động đang diễn ra sôi nổi nhằm cung cấp điện thoại mã hóa được tùy chỉnh cho tổ chức tội phạm. Thông thường, các thiết bị này – hoặc chạy trên Android hoặc BlackBerry – sẽ được gỡ bỏ microphone và GPS, cũng như chỉ dựa trên các chương trình chat được mã hóa end-to-end, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra trong việc can thiệp và chặn bắt tin nhắn của các tên tội phạm.

Phantom Secure bán các sản phẩm của mình dưới dạng các gói giải pháp bảo mật hoàn toàn và không thể bị hack hoặc xâm nhập bởi các bên thứ ba. Những chiếc điện thoại Android hoặc BlackBerry này sau đó sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tội phạm, chủ yếu là vận chuyển ma túy.

Các cơ quan thực thi pháp luật ước tính, vào thời điểm Ramos bị bắt, đã có khoảng 7.000 chiếc điện thoại như vậy được thế giới ngầm sử dụng. Thông cáo báo chí của Văn phòng Luật sư cho biết số lượng ma túy được vận chuyển nhờ sự giúp đỡ của Ramos và thiết bị của hắn ta "cao đến mức không thể tính toán được."

Một ví dụ, một tên vận chuyển ma túy có tên Owen Hanson, hay còn gọi với cái tên "O-Dog" sử dụng 6 chiếc điện thoại của Phatom Secure để điều phối cho việc vận chuyển một tấn cocain ra khỏi Mexico để tới Mỹ, Canada và Úc. Hanson sau đó bị bắt và bị tuyên án tù 21 năm vào năm 2017.

Một điều tra viên đã phải dùng vỏ bọc khác để xâm nhập vào tổ chức tội phạm của Ramos ở Las Vegas. Tại đây, các nhà điều tra đã ghi âm lại một đoạn hội thoại, trong đó Ramos thừa nhận rằng, các thiết bị được sản xuất với mục đích phục vụ cho tội phạm có tổ chức. "Chúng tôi đã làm nó – chúng tôi cũng làm nó để dành riêng cho việc vận chuyển ma túy này." Ramos nói với điều tra viên khi đang ở trong vỏ bọc.

Theo tài liệu của tòa án, Ramos từng nhắn tin cho một trong các cấp dưới, để họ mua cho hắn một chiếc Range Rover bởi vì hắn vừa mới "trúng được nhiều thương vụ. Ngay trong tuần này. Sinaloa Cartel đấy, thật quá tuyệt."

Trong số các khách hàng của Phantom Secure nổi bật là những cái tên như: The.Cartel, Leadslinger, The.killa, Elchapo66, Trigger-happy và Knee-capper9. Phantom còn sử dụng các máy chủ ở Hong Kong để né tránh các cơ quan thực thi pháp luật phát hiện ra, và có hàng loạt các tên miền web để hoạt động như phân giải tin nhắn.

Vẫn còn nhiều cái tên khác tham gia vào thị trường này

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Luật sư quận Nam California, đây là lần đầu tiên Mỹ nhắm mục tiêu đến một công ty và đội ngũ lãnh đạo của nó vì "cố ý cung cấp cơ sở hạ tầng mã hóa cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia để thực hiện việc nhập khẩu và phân phối các loại chất gây mê."

Trong tuyên bố của mình, luật sư Robert Brewer cho biết: "Vincent Ramos sẽ bị ngồi tù vì hắn ta cung cấp cho các tổ chức vận chuyển ma túy hung bạo một công cụ công nghệ cao để chúng có thể phối hợp với các tên tội phạm khác mà vẫn ở yên trong bóng tối."

Cho dù đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Mỹ hạ gục một công ty cung cấp điện thoại mã hóa, nhưng Phantom Secure không phải là công ty duy nhất trong ngành bị những nhà cầm quyền trên toàn cầu nhắm đến. Cảnh sát Hà Lan cũng thực hiện những vụ bắt giữ tương tự với các công ty như vậy, bao gồm hãng Ennetcom và PGP Safe. Cả hai công ty đều bị cáo buộc bán thiết bị của mình cho tội phạm, và Ennetcom còn tạo điều kiện cho hoạt động cướp và ám sát.

Bên cạnh đó, nhiều công ty khác cũng cung cấp điện thoại cho các tổ chức tội phạm vẫn đang hoạt động, ví dụ như Encrochat, vốn cung cấp thiết bị cho các băng đảng ma túy tại Anh.

Ý kiến của bạn

Bình luận