Mô tả hiện tượng gió phơn dẫn tới tình trạng băng tan tại Nam Cực ngay cả trong mùa đông |
Hệ thống đo đạc trên thềm băng Larsen C, một trong những tảng băng trôi lớn nhất thế giới nằm ở phía đông lục địa Nam Cực đã ghi nhận tình trạng băng tan. Các phát hiện trên đã được nhà khoa học Peter Kuipers Munneke đến từ Hiệp hội Đại lý Châu Âu công bố mới đây.
Nguyên nhân của hiện tượng trên được chỉ ra do một kiểu thời tiết đặc trưng tại các vùng núi, đó là gió phơn. Theo New Scientist, gió phơn đã tác động tới các thềm băng và thúc đẩy tình trạng tan băng ngay cả vào mùa đông.
Gió Phơn thường gây ra hiện tượng băng tan trong suốt mùa hè nhưng chưa rõ tại sao gió phơn lại có thể gây tan băng trong cả mùa đông. Thậm chí, các nhà khoa học tin rằng, hiện tượng trên có thể xảy ra thường xuyên hơn khi Nam Cực dần ấm lên.
Trong khoảng 3 năm qua, có tới 25% lượng băng tan chảy trong mùa đông. Thậm chí đỉnh điểm đã có lúc băng tan trong mùa đông còn cao hơn cả mùa hè.
Gió phơn bắt đầu thổi khi không khí dần trở nên ấm áp, độ ẩm tăng cao ở một bên sườn núi. Đây cũng là nơi cản những luồng gió ẩm. Lúc này gió bị đẩy lên cao buộc phải vượt qua đỉnh núi để tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên khi càng lên cao, áp suất càng giảm, gió sẽ bị biến tính và trở nên khô hơn do nguồn ẩm đã bị lấy đi từ quá trình ngưng tụ, tạo mưa ở một bên sườn núi.
Luồng gió còn lại vượt qua được đỉnh núi sẽ tràn xuống với đặc trưng khô, nóng hơn bình thường. Gió phơn không phải là hiện tượng quá hiếm gặp. Chúng thường xảy ra tại các vùng nhiệt đới và ở các khu vực có địa hình núi, ví dụ như miền Trung ở Việt Nam.
Hồi năm 2015, nhóm nghiên cứu đã lắp đặt một trạm thời tiết tự động ở thềm băng để đo đạc lượng băng tuyết. Mặc dù gió phơn đã thổi hàng thập kỷ nay nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khám phá mức độ và thời gian tan băng do loại gió này gây ra trong những tháng lạnh nhất.
Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết, nguồn nước bị tan chảy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới độ ổn định của thềm băng, đồng thời làm tăng mực nước biển trong tương lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.