Không những vậy, nó còn giúp cắt giảm đáng kể chi phí năng lượng của Google khi vận hành các trung tâm dữ liệu này.
Nếu ấn tượng của bạn về các trung tâm dữ liệu chỉ là các tòa nhà khổng lồ buồn chán thì bạn nên suy nghĩ lại, từ năm 2009, Google đã đăng ký một sáng chế để có thể tạo ra một trung tâm dữ liệu nổi trên biển. Tuy nhiên, chỉ đến khi xuất hiện thêm một bằng sáng chế mới gần đây, tầm nhìn này của Google mới có thể trở thành hiện thực.
Bằng sáng chế đó được phát hiện đầu tiên bởi trang Patent Yogi, và được nộp lên từ tháng Năm 2016. Có tên gọi “Diều bay cánh cứng với các máy phát điện để di chuyển tàu,” bằng sáng chế này mô tả một hệ thống “cối xay gió” bay, với hàng loạt các rotor và cánh quạt quay được gắn trên cánh của thiết bị bay đó, sản sinh ra điện đủ để chạy và làm mát cho cả trung tâm máy chủ khổng lồ.
Ngoài ra, bằng sáng chế này cũng đề cập đến ba nhà phát minh, các kỹ sư về diều bay tại hãng Makani Power, một công ty được Google X mua lại vào năm 2013. Makani Power tuyên bố rằng, những chiếc “diều năng lượng” của họ có khả năng tạo ra năng lượng nhiều hơn 50% trong khi loại bỏ được 90% vật liệu sử dụng so và có chi phí bằng ½ so với turbine gió truyền thống.
Giờ đây, với bằng sáng chế mới này, Google X cho thấy dự định kết hợp công nghệ của Makani Power với tầm nhìn về trung tâm dữ liệu nổi của mình. Phần mô tả bằng sáng chế cho thấy một hệ thống viễn thông và lưu trữ hoạt động trên biển, thân thiện với môi trường, có vẻ ngoài tương tự một con tàu chở hàng khổng lồ.
“Một hệ thống bao gồm một trung tâm dữ liệu máy tính với phần lớn các đơn vị máy tính đặt trên một nền tảng nổi, một máy phát điện trên biển sẽ cung cấp điện cho phần lớn các đơn vị máy tính và một hay nhiều bộ phận làm mát bằng nước biển sẽ làm mát cho các đơn vị máy tính.” Google cho biết trong bằng sáng chế của mình.
Nếu trở thành hiện thực, những chiếc cối xay gió bay này có thể giúp tiết kiệm chi phí cho Google, khi công ty đang dành ra hàng tỷ USD mỗi quý để cung cấp năng lượng cho các máy chủ. Cả nhóm tin rằng hệ thống diều năng lượng này có thể tạo ra điện miễn phí trên con tàu, và lưu trữ để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp hoặc thời tiết xấu.
“Các turbine gió thông thường có những cánh quạt lớn trên đỉnh một ngọn tháp. Tuy nhiên, một lựa chọn thay thế khác cho các tháp turbine gió tốn kém thông thường là sử dụng một phương tiện bay trên không, đi kèm với một máy phát điện và dây truyền dẫn điện. Một sự lựa chọn thay thế như vậy có thể được gọi là Airborne Wind Turbine (AWT: turbine gió bay)”.
Theo bằng sáng chế mô tả, một AWT bao gồm một cánh cứng với các turbine đặt trên đó, sẽ bay ở độ cao từ 250m đến 600m trên mực nước biển. Hệ thống này sẽ được nối với một trạm phát điện đặt trên tàu thông qua một dây dẫn điện, để thu thập năng lượng do thiết bị bay tạo ra. Lượng điện năng này “sau đó có thể được sử dụng để di chuyển tàu hoặc cho các mục đích khác”.
Ngoài ra, bằng sáng chế cũng mô tả chi tiết hơn về cách phương tiện bay này hoạt động.
“Khi được phóng lên, phương tiện bay sẽ ở chế độ lên thẳng, với thân máy bay vuông góc với mặt đất, còn các rotor sẽ hoạt động khi ở chế độ bay ngang tạo lực đẩy. Trong một số phương án, năng lượng để quay những cánh quạt turbine khi ở chế độ bay ngang được cung cấp từ trạm phát qua dây dẫn, và trong các phương án khác, năng lượng để quay cánh quạt turbine sẽ được cung cấp từ bộ phận lưu trữ năng lượng trên thiết bị bay.”
Theo Google, hệ thống này “sẽ dẫn đến việc tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu và giảm lượng khí CO2 phát thải.”
Khi Google mua lại Makani Power vào năm 2013, Peter Fitzgerald, giám đốc bán hàng của Google tại Anh cho biết, các turbine này có thể giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, đem lại một giải pháp giúp giải quyết vấn đề năng lượng của thế giới.
“Nó có thể tạo ra khác biệt lớn khi sử dụng trong ngành năng lượng. Nó có thể dẫn điện, nó có cánh và bạn chỉ phải đưa nó lên đủ cao để thu được năng lượng. Trong khi đó, bạn đang phải dành hàng núi tiền cho các cột thép và những turbine khổng lồ, và chỉ có thể đáp ứng được 15% nhu cầu năng lượng của thế giới nếu gió đủ nhanh.” Ông cho biết.
Những với bằng sáng chế này, rõ ràng Google đang tìm ra một cách tốt hơn để tận dụng công nghệ của Makani Power cho các mảng kinh doanh cốt lõi của mình.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.