Bất cập xe vận chuyển khách tại sân bay Nội Bài

Tác giả: Nhóm Phóng viên

saosaosaosaosao
Bạn đọc 26/03/2022 15:12

Tình trạng chèo kéo khách, xe hợp đồng trá hình, xe điện chở khách vượt phạm vi khu vực cho phép… phần nào làm xấu hình ảnh sân bay Nội Bài.

 

Nhà xe Trường Sơn đón khách trong Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Nhà xe Trường Sơn đón khách trong Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Bài 1:

Mục sở thị xe hợp đồng trá hình

Được cấp phép hoạt động xe hợp đồng, chuyên phục vụ khách đoàn đi tham quan, du lịch, hiếu hỉ… nhưng tại Nội Bài, nhiều xe hợp đồng hoạt động không khác gì xe khách tuyến cố định với đủ “chiêu” lách luật tinh vi.

Đủ chiêu lách luật

Trong vai những hành khách vừa trên chuyến bay từ Đà Nẵng về Hà Nội, vừa bước chân đến sảnh E sân bay Nội Bài, nhóm phóng viên Tạp chí GTVT được một nhân viên mời lên chiếc xe có phù hiệu “xe hợp đồng” loại 16 chỗ của nhà xe Trường Sơn (Công ty CP du lịch vận tải Trường Sơn).

Không khó để nhận thấy, tại khu vực sân bay Nội Bài có rất nhiều xe của Trường Sơn đang chờ đón khách, việc chào khách diễn ra công khai như ở bến xe.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phương tiện của nhà xe Trường Sơn được cấp phép hoạt động là xe hợp đồng, chuyên phục vụ khách đoàn đi tham quan, du lịch, hiếu hỉ... nhưng hoạt động không khác gì xe khách tuyến cố định với đủ “chiêu” lách luật tinh vi.

Khoảng 10h ngày 22/3, chúng tôi lên chiếc xe ôtô loại 16 chỗ BKS 18B-024.43 của nhà xe Trường Sơn, trên thân xe ghi rõ “Nội Bài AIRPORT”. Lúc này, trên xe đã có vài hành khách, nhân viên nhà xe lỉnh kỉnh xếp đồ cho khách.

Sau khi xe kín chỗ, nhân viên nhà xe lần lượt tiếp cận từng người “tra hỏi” thông tin cá nhân như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, điểm đến… sau đó điền vào một hợp đồng được làm sẵn và nhanh chóng thu tiền từng hành khách. 

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên Tạp chí GTVT nhiều ngày qua, nhà xe Trường Sơn có tần suất hoạt động dày đặc, trung bình 1 tiếng/một chuyến, liên tục từ 5h sáng đến 22h hàng ngày và hoạt động cố định tại CHK quốc tế Nội Bài

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên Tạp chí GTVT nhiều ngày qua, nhà xe Trường Sơn có tần suất hoạt động dày đặc, trung bình 1 tiếng/một chuyến, liên tục từ 5h sáng đến 22h hàng ngày và hoạt động cố định tại CHK quốc tế Nội Bài

Sau khi xếp đủ khách, chiếc xe bắt đầu khởi hành theo hướng Đại lộ Võ Văn Kiệt - cầu Thăng Long - đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - đường vành đai 3 - cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Sau khi xếp đủ khách, chiếc xe bắt đầu khởi hành theo hướng Đại lộ Võ Văn Kiệt - cầu Thăng Long - đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - đường vành đai 3 - cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Việc thu tiền diễn ra công khai, trực tiếp. Ai về Nam Định, Ninh Bình giá vé 150.000 đồng còn về Hà Nam giá vé được thu là 100.000 đồng/người/lượt.

Anh N.V.N, một hành khách thường xuyên đón xe từ Nội Bài đi Nam Định cho biết: “Tôi thường đặt vé nhà xe Trường Sơn, qua điện thoại họ ghi lại tên tuổi và hướng dẫn điểm đón xe. Sau khi gom khách xong thì họ thu tiền từng người”.

Điều rất lạ là mặc dù nhà xe Trường Sơn hoạt động “trá hình” vận chuyển khách như tuyến cố định tại sân bay Nội Bài nhưng không bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý theo Nghị định 10 của Chính phủ và Thông tư 12/2020 của Bộ GTVT.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách; Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác...

Hãng xe Việt Thanh

Hãng xe Việt Thanh "tung quân" chèo kéo khách như ở bến xe

Tiếp tục làm rõ những chiếc xe chạy tuyến cố định núp bóng “xe hợp đồng” tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhóm PV Tạp chí GTVT tiếp cận hãng xe Việt Thanh. Theo ghi nhận của chúng tôi, Việt Thanh không ồn ào như nhà xe Trường Sơn, không dán biển hiệu trên thân xe, nhưng lại ngầm tung người mời chào khách trực tiếp tại khu vực sân bay.

Để làm rõ lộ trình của nhà xe này, sáng 16/3, chúng tôi quyết định lên chiếc xe BKS 29B-149.65 chạy tuyến Nội Bài - trung tâm Hà Nội. Sau khi xếp đủ khách, lái xe bắt đầu thu tiền từng người. Ai về nội thành Hà Nội đều chịu mức giá là 40.000 đồng/người/lượt.

Khác với những chiếc xe bình thường, không được dừng đỗ bắt khách ở đây, các xe của Việt Thanh vô tư “nằm” chờ khách hàng tiếng đồng hồ mà không lo ngại cơ quan quản lý. Theo tìm hiểu của PV, trung bình mỗi ngày hãng xe Việt Thanh có hàng chục chuyến xe hoạt động trên tuyến Nội Bài - trung tâm Hà Nội và ngược lại.

Mặc dù là xe hợp đồng, nhưng hãng xe Việt Thanh thu tiền riêng từng khách lẻ, thậm chí còn phát hành vé trái quy định

Mặc dù là xe hợp đồng, nhưng hãng xe Việt Thanh thu tiền riêng từng khách lẻ, thậm chí còn phát hành vé trái quy định

Lực lượng chức năng kêu “khó xử lý”

Trao đổi với PV Tạp chí GTVT, một lãnh đạo Đội TTGT huyện Sóc Sơn (Sở GTVT Hà Nội) chia sẻ, dù biết đa số những xe mà phóng viên đề cập hoạt động vi phạm pháp luật nhưng việc xử lý của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, khi lực lượng chức năng xử lý thì hầu hết lái xe đều xuất trình đầy đủ các giấy tờ, thậm chí nhà xe có nhiều chiêu trò để đối phó.

“Để đối phó với cơ quan chức năng, một số nhà xe câu kết với hành khách lập hợp đồng khống, thậm chí dùng chiêu trò ghép khách lẻ thành khách đoàn gây khó khăn cho công tác xác minh, xử lý. Do vậy, tới đây sẽ phải lập đoàn liên ngành để kiểm tra chuyên sâu, thậm chí sẽ trích xuất dữ liệu camera giám sát và định vị GPS để xử phạt”, vị lãnh đạo Đội TTGT huyện Sóc Sơn nhấn mạnh.

Lực lượng liên ngành huyện Sóc Sơn thường xuyên kiểm tra, xử lý xe khách trá hình tại CHK quốc tế Nội Bài, song nhiều vi phạm vẫn bị bỏ lọt

Lực lượng liên ngành huyện Sóc Sơn thường xuyên kiểm tra, xử lý xe khách trá hình tại CHK quốc tế Nội Bài, song nhiều vi phạm vẫn bị bỏ lọt

Đề cập đến công tác kiểm tra, xử lý xe khách vi phạm tại khu vực Sân bay Nội Bài, lãnh đạo Đội CSGT số 15, Phòng CSGT Hà Nội cho biết đơn vị đã có kế hoạch cao điểm đảm bảo trật tự giao thông, trong đó có xử lý các xe khách “trá hình”.

Nghị định 10/2020 thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bổ sung giải pháp mới để quản lý xe hợp đồng, nhằm xóa “xe dù, bến cóc”.

Cụ thể: Điểm d Khoản 3 Điều 7 về kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng quy định: Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp. Phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

 
Ý kiến của bạn

Bình luận