Với Hà Thu, một học sinh lớp 11 tại hà Nội, việc học tiếng Anh không thực sự là gánh nặng bởi cô tìm ra những nguyên tắc riêng để ghi nhớ kiến thức. Cô chia sẻ: "Mình thấy có nhiều phương pháp học khác nhau. Mỗi người bạn học giỏi quanh mình đều có những cách học tập cho riêng mình. Điều này cũng dễ hiểu bởi năng lực tiếp thu, khả năng ghi nhớ và thế mạnh của từng người là khác nhau".
Sự khác nhau giữa mô hình học chủ động (Active Learning) và thụ động (Passive Learning) |
Với bản thân mình, Hà Thu đã tích cóp một "kho báu" phương pháp học, mẹo nhớ và cả những mô hình học độc đáo, trong đó có mô hình học chủ động (Active Learning)
Phương pháp học chủ động và thụ động được thành lập dựa theo những nghiên cứu về khả năng tiếp thu thông thường của con người. Con người thường nhớ 10% từ những gì đọc được, 20% thông tin nghe được, 30% điều được thấy, 50% những điều mắt thấy tai nghe. Những điều bạn nhớ được sau khi học theo kiểu thụ động này là khả năng liệt lê, định nghĩa, giải thích, mô tả, minh họa, và áp dụng một phần vào những trường hợp khác.
Bạn có thể nhớ tới 70% những gì mình vừa nói vừa viết và 90% những điều mình làm. Đây là hai cách học mấu chốt trong phương pháp học chủ động. Kiến thức thu lại từ phương pháp này có thể được sử dụng để định nghĩa, phân tích, đánh giá và từ đó áp dụng tạo ra những điều mới mẻ.
Khi mới áp dụng phương pháp học Active Learning, Hà Thu có phần bỡ ngỡ vì không được nghe giáo viên giảng dạy toàn phần mà dành nhiều thời gian tự nghiên cứu học tập. Thế nhưng, cô nhanh chóng nhận ra tác dụng của kiểu học này bởi dù tổng thời gian được tiếp xúc với giáo viên không nhiều nhưng lại rất hiệu quả. Sự tương tác 1-1 giữa thầy trò giúp giáo viên toàn tâm hỗ trợ việc học của mình, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, năng lực chung để giúp học sinh cải thiện. Những khoảng thời gian tự học lại khiến Hà Thu tập trung cao độ, hăng say luyện tập kỹ năng theo một lộ trình khoa học được định trước và học theo cách hợp với khả năng tiếp thu của mình. Mỗi khi gặp khó khăn, cô không bị mất quá nhiều thời gian để tự mày mò vì lại có sự hướng dẫn kịp thời của giáo viên. Đây là phương pháp có thể phát huy đồng thời và cao độ ưu điểm của cả phương pháp tự học lẫn hướng dẫn bởi giáo viên.
Mô hình học tiếng Anh 1-1 giúp giáo viên hướng dẫn học viên học với cách thức phù hợp theo một lộ trình khoa họ |
Hà Thu cũng nhận xét: "Lớp học truyền thống với khoảng gần 20 học viên sẽ tạo ra sự phân hóa nhất định về trình độ, năng lực và giáo viên khó có thể áp dụng một phương pháp dạy phù hợp với tất cả mọi người vì năng lực, sở trường tiếp thu, cách tư duy của từng người là khác nhau".
Nhiều bạn lo ngại về việc khi học một mình thường thiếu động lực học tập, dễ bị sao nhãng vì không chịu áp lực. Tuy nhiên, Hà Thu cho biết "Cách học Active Learning tạo một môi trường tự học nhưng lại tập trung ở một lớp và có sự hướng dẫn, đốc thúc của giáo viên nên bạn không lo việc mình không tập trung học được". Việc tự học và trao đổi giữa thầy trò diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả.
Sau 8 tháng theo đuổi cách học này, tháng 8/2014, Thu đăng ký thi IELTS và đạt điểm 8.0, nổi bật với 9.0 Reading và 8.5 Listening.
Mô hình lớp học Active Learning tại Trung tâm Anh ngữ AMA |
"Dù học theo mô hình nào thì tính tự giác, chủ động và nỗ lực của cá nhân người học luôn vai trò thiết yếu. Tuy nhiên, Active Learning là một mô hình giúp mình nâng cao được những tính cách này và giúp mình phát huy được năng lực bản thân", Thu chia sẻ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.