Tuy vậy, giờ đây họ sẽ không thể bỏ qua được nữa, khi một nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng cây cối - kể cả cây lương thực lẫn cây công nghiệp - đang tự tích lũy một số hợp chất hóa học nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Vấn đề là ở chỗ, những hợp chất này có độc đối với cơ thể, nhất là khi tiêu thụ trong thời gian dài.
Cụ thể hơn, theo Jacqueline McGlade - trưởng nhóm nghiên cứu: "Cây trồng đang phản ứng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, giống như cách con người phải làm khi rơi vào tình huống căng thẳng".
Trong điều kiện bình thường, cây cối có thể chuyển hóa các gốc nitrates hấp thụ được thành các amino acids và protein. Nhưng khi hạn hán, quá trình chuyển đổi này bị đình trệ, dẫn đến việc nitrate bị tích tụ với hàm lượng lớn trong cây.
Rồi khi con người ăn quá nhiều nitrate, nó có thể ngăn cản hồng cầu hoạt động - tức là không thể vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Các chuyên gia cho biết một số loài cây lương thực đang cho mức tích lũy nitrates cao, bao gồm ngô, lúa mạch, lúa mì, đậu nành, lúa...
Sau này muốn cắn bắp ngô cũng phải nghĩ cho kỹ...
Thậm chí, một số loài cây sau một thời gian bị thiên nhiên ức chế sẽ sản sinh ra hydrogen cyanide khi gặp mưa - hay còn gọi là acid prussic. Acid này cũng có khả năng ngăn cản quá trình lưu thông oxy trong cơ thể người, ngay cả khi tiếp xúc trong ngắn hạn.
McGlade cho biết, những loài cây như sắn, ngô, hoặc cây cao lương đều có rủi ro cao tích lũy acid prussic. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc acid này được ghi nhận, thậm chí nhiều người đã tử vong vì nó.
Nhưng chưa hết! Nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia nhiệt đới và đang phát triển, đang phải đối mặt với aflatoxin. Chất này gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, làm gia tăng nguy cơ tổn thương gan, thậm chí gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn.
Cây cối phản ứng với thiên nhiên theo cách rất không có lợi với loài người
Ước tính, có tới 4,5 tỉ người tại các quốc gia đang phát triển bị phơi nhiễm aflatoxin, và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân gây ra chuyện này thì vẫn vậy - do biến đổi khí hậu.
Sự gia tăng của độc chất trong cây trồng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sức khoẻ toàn cầu. Thậm chí, nhiều người còn cho, nó làm tăng nguy cơ gây ung thư trên diện rộng.
Để đối phó, các nhà khoa học đang tích cực gây giống những loài cây có khả năng chịu đựng được điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt mà không cần phải tích tụ hoá chất độc hại trong cơ thể.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.