Ảnh hưởng tính chất bề mặt nhám, góc cạnh của các loại cốt liệu nhỏ đến tính thấm nước và đặc tính độ bền sunphat của bê tông xi măng (BTXM) chưa được đề cập ở Việt Nam, mặc dù các loại cốt liệu nhỏ như cát nghiền (CN), đá mi (ĐM) đã được sử dụng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cát tự nhiên (CTN) trong sản xuất BTXM. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cốt liệu nhỏ đến tính thấm và đặc tính độ bền sunphat của BTXM cường độ 40 MPa (BTXM.M40). Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy BTXM.M40 sử dụng cốt liệu nhỏ có góc cạnh lớn được nghiền từ đá cho khả năng chống thấm nước và mức độ suy giảm cường độ chịu nén trong môi trường sunphat kém hơn so với bê tông sử dụng cốt liệu nhỏ là cát sông tự nhiên.
Diễn đàn khoa họcĐường ray không phẳng thuận là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đặc tính động lực hưởng ứng của hệ thống tàu - đường của đường sắt tốc độ cao. Để phân tích so sánh ảnh hưởng của phổ đường ray không phẳng thuận đến hệ thống tàu - đường, bài báo dựa trên nguyên lý cơ bản về động lực học hệ thống bánh xe - đường ray, thành lập mô hình ngẫu hệ toa xe - kết cấu đường ray - nền đường của kết cấu đường sắt tốc độ cao không đá ballast theo phương thẳng đứng, tiến hành tính toán các chỉ tiêu động lực của toa xe, đường ray dưới ảnh hưởng của ba loại phổ đường ray không phẳng thuận khác nhau. Kết quả cho thấy: phản ứng động lực của hệ thống tàu - đường dưới ảnh hưởng của các phổ đường ray không phẳng thuận khác nhau là tương đối khác biệt. Phổ đường ray không phẳng thuận của đường sắt Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất; phổ đường ray không phẳng thuận Wu-Guang của đường sắt Trung Quốc có ảnh hưởng ít nhất và tương đối tương đồng với phổ đường ray không phẳng thuận của đường sắt Đức. Các tác
Diễn đàn khoa họcBài báo phân tích ảnh hưởng của hàm lượng xi măng (HLXM) đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn có xét đến phân đoạn thi công. Mô hình được thực hiện bằng phần mềm phần tử hữu hạn với phần tử khối theo không gian. HLXM được thay đổi để so sánh và tìm ra hàm lượng tối ưu. Bên cạnh đó, việc so sánh thủy nhiệt, ứng suất, chuyển vị của bê tông khối lớn với các HLXM khác nhau sẽ được thể hiện một cách chi tiết. Kết quả phân tích cho thấy, HLXM thay đổi dẫn đến sự thay đổi tuyến tính của nhiệt thủy hóa, ứng suất và chuyển vị trong khối bê tông. Khi HLXM tăng lên thì nhiệt thủy hóa cũng tăng theo, do đó nên cần lưu ý trong việc thiết kế cấp phối sao cho hạn chế được nhiệt thủy hóa ở mức thấp nhất.
Diễn đàn khoa họcGPR là một kỹ thuật không phá hủy dựa trên nguyên lý điện từ. Hầu hết các nghiên cứu và ứng dụng trước đây của kỹ thuật này đều dựa vào việc phân tích các tín hiệu phản xạ để đánh giá về môi trường mà sóng truyền qua. Thời gian gần đây, việc nghiên cứu và khai thác sóng trực tiếp để đặc tính hóa môi trường sóng truyền qua cũng đã được thực hiện, trong đó độ sâu ảnh hưởng của sóng trực tiếp (hay phạm vi khảo sát) là một vấn đề quan trọng. Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được thực hiện chỉ ra chiều sâu ảnh hưởng này phụ thuộc vào các yếu tố: khoảng cách ăng-ten, tần số ăng-ten, hệ số điện môi của vật liệu. Tuy nhiên đến nay, các kết quả này vẫn còn chưa được thống nhất giữa các tác giả cũng như giữa lý thuyết và thực nghiệm. Bài báo giới thiệu kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách ăng-ten tới độ sâu khảo sát của sóng trực tiếp trong môi trường vật liệu bê tông.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thí nghiệm cường độ chịu nén, khả năng chống thấm ion clo của bê tông xi măng (BTXM) muội silic, từ đó phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ nước/chất kết dính (N/CKD) và hàm lượng muội silic tới đặc tính về cường độ chịu nén, độ thấm ion clo và hệ số khuếch tán ion clo của kết cấu BTXM trong môi trường biển. Kết quả ban đầu cho thấy, khi giảm tỷ lệ N/CKD thì khả năng chống thấm ion clo của bê tông tăng lên, nhờ đó cường độ chịu nén của bê tông đạt được giá trị cao. Bài báo đưa ra nhận định cường độ chịu nén và khả năng chống thấm ion clo của BTXM sử dụng muội silic cao hơn nhiều so với BTXM thông thường.
Diễn đàn khoa họcThiết bị thí nghiệm biến dạng không hồi phục theo mô hình nén ba trục tải trọng lặp được nghiên cứu và lắp đặt tại Phòng Thí nghiệm công trình, Trường Đại học GTVT [2], được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của cường độ kháng cắt của hỗn hợp và ngưỡng tải trọng tác dụng đến biến dạng không hồi phục của mẫu bê tông nhựa. Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm biến dạng không hồi phục theo mô hình thí nghiệm được xây dựng đối với hai loại hỗn hợp BTA phổ biến ở Việt Nam và phân tích ảnh hưởng của đặc tính kháng cắt và mức tải trọng tác dụng đến biến dạng không hồi phục của BTA ở điều kiện nhiệt độ cao.
Diễn đàn khoa họcHiện nay, do khan hiếm nguồn cát tự nhiên để chế tạo bê tông xi măng (BTXM) nên trong sản xuất xu hướng sử dụng các vật liệu khác như: cát nghiền, đá mi để thay thế là một điều cần thiết. Tuy nhiên, tính chất bề mặt xù xì, góc cạnh của các loại cốt liệu nhỏ này có thể ảnh hưởng đến một số tính chất của BTXM làm mặt đường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến các tính chất của BTXM có cường độ 40 MPa làm mặt đường ô tô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi độ góc cạnh (U) tăng thì các tính chất cơ học của BTXM tăng nhưng khả năng chống mài mòn giảm.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu độ giãn nở (ĐGN) và sự thay đổi khối lượng trong các điều kiện phơi nhiễm sunfat khác nhau của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN). Hai nhóm BTHN cấp 45 MPa và 35 MPa có tỉ lệ nước - chất kết dính (N/CKD) tương ứng là 0,32 và 0,36 được sử dụng trong nghiên cứu. Mỗi cấp bê tông gồm 3 loại: BTHN đối chứng (không sử dụng PGK), BTHN sử dụng 40% xỉ lò cao nghiền mịn (40%XL) và BTHN sử dụng kết hợp 35%XL và 20%TB (35%XL+20%TB). Các mẫu bê tông được phơi nhiễm trong môi trường sunfat magie (MgSO4) nồng độ 10% ở 3 điều kiện: ngập hoàn toàn mẫu, ngập 2/3 mẫu và theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở điều kiện phơi nhiễm theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô, ĐGN và sự tăng khối lượng của các mẫu BTHN lớn nhất so với điều kiện ngập hoàn toàn và ngập 2/3 mẫu. Loại BTHN sử dụng 35%XL+20%TB cho kết quả giãn nở và sự tăng khối lượng nhỏ nhất so với BTHN đối chứng và BTHN sử dụng 40%XL.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự ảnh hưởng của silica fume (SF) đến sức kháng va đập của vật liệu xi măng Poóc-lăng thông thường (OPC) được thay thế bởi các tỷ lệ SF khác nhau từ 0 đến 20%. Tỷ lệ 20% được xem là tối ưu với mức tăng sức kháng va đập là 77%. Kết quả khác từ bài báo cho thấy mối quan hệ giữa sức kháng va đập và cường độ chịu nén của vật liệu xi măng thay thế một phần bởi silica fume ở 28 ngày tuổi. Từ đó, có thể phân tích cũng như dự đoán sức kháng va đập của vật liệu này theo cường độ chịu nén của nó mà không phụ thuộc vào tỷ lệ SF thay thế. Ngoài ra, dữ liệu thống kê sức kháng va đập thu được từ thử nghiệm va đập con lắc Charpy được chứng minh phù hợp với phân bố xác suất Weibull hai tham số, cho thấy độ tin cậy cao của kết quả thu được từ thử nghiệm này.
Diễn đàn khoa họcGeopolymer là một chất kết dính vô cơ, có khả năng thay thế xi măng trong bê tông để tạo ra loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hơn, góp phần cho sự phát triển bền vững. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ của chất kết dính geopolymer như thành phần của các nguyên vật liệu, chế độ và nhiệt độ bảo dưỡng, nồng độ mol của dung dịch kiềm, tỷ lệ của các chất trong hỗn hợp... Mục đích nghiên cứu của bài báo là sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm của Taguchi để tìm ra các thông số phối trộn hợp lý giữa 4 yếu tố ảnh hưởng nhằm tạo ra vữa geopolymer tro bay có cường độ nén tối ưu. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm Taguchi cho phép xác định được mức lựa chọn hợp lý của từng yếu tố ảnh hưởng với số lượng thí nghiệm ít nhất.
Diễn đàn khoa học