Tàu B1 của Trung Quốc |
Trong thông báo, Bộ GTVT nêu rõ chi phí hạng mục Mua sắm đoàn tàu Dự án ĐSĐT Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông là 63.244.431 USD, bao gồm cả bảo hiểm và vận chuyển đến công trình cho 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, thân sử dụng vật liệu thép không gỉ. Việc lựa chọn đơn vị chế tạo sản xuất, lắp ráp đoàn tàu đều phải thông qua đấu thầu.
Các đoàn tàu Việt Nam chọn mua là loại tàu B1. Loại tàu này tuân thủ theo Quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, đồng thời đã và đang được khai thác ở Trung Quốc. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện Việt Nam, Bộ GTVT đã xem xét và đang cho làm đoàn tàu mẫu để xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và nhân dân cả nước. Đồng thời dự án có gói thầu tư vấn để kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các hạng mục thiết bị, đầu máy toa xe… bao gồm cả việc chế tạo và chạy thử để cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác.
Bộ GTVT còn nhận định, hiện công nghệ tàu của Trung Quốc cũng đang rất phát triển dần bắt kịp với công nghệ tàu của các nước phát triển trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật Bản. Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị từ năm 1969. Thủ đô Bắc Kinh hiện đã có 18 tuyến Đường sắt đô thị, 319 nhà ga, 527 km vận hành, với năng lực vận tải tới khoảng 9 triệu hành khách/ngày. Điều đó cho thấy, công nghệ đường sắt đô thị của Trung Quốc cũng rất phát triển.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC (Engineering - Procurement - Construction: thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình bàn giao cho chủ đầu tư), Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát do Bên tài trợ chỉ định. Ngoài ra trong điều kiện hợp đồng tín dụng ưu đãi và hợp đồng EPC quy định các thiết bị và đoàn tàu do Tổng thầu chịu trách nhiệm thực hiện và phải mua sắm sản phẩm của Trung Quốc. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.