Bổ sung nhiều nhà chờ, tuyến buýt kết nối đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Tác giả: Nhị Hà

saosaosaosaosao
Xã hội 08/11/2021 06:00

Để thuận tiện cho người dân đi lại, thành phố đã thực hiện bổ sung nhiều tuyến buýt điểm, nhà chờ kết nối thuận tiện với đường sắt Cát Linh - Hà Đông.


Cat-Linh-Ha-Dong-1-1

Tại ga Thượng Đình hành khác có thể kết nối với tuyến xe buýt số 02, 19, 01, 27.

Theo báo cáo phương án kết nối vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến 2A, Hà Nội thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt trên dọc lộ trình tuyến để đạt tổng số 65 điểm dừng (2 chiều) sau khi tổ chức lại, kết nối thuận tiện với đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Trong đó 12 cặp điểm dừng được đặt trực tiếp ngay trong khu vực nhà ga của 11 ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, Văn Khê, La Khê và Yên Nghĩa. Một cặp điểm dừng cách ga Vành Đai 3 khoảng 200m và 40 điểm dừng giữa 2 nhà ga để tăng cường kết nối.

Đồng thời sẽ có thêm 14 nhà chờ xe buýt được bổ sung trong thời gian tàu hoạt động để nâng tổng số điểm dừng có nhà chờ xe buýt lên 28 nhà chờ xe buýt.

IMG_20211107_211609
 
Cat-Linh-Ha-Dong-7

Ga Cát Linh được kết nối với nhiều tuyến xe buýt tại Hà Nội.

Ghi nhận ngày 7/11 của phóng viên Tạp chí GTVT, tại các nhà ga thuộc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều đã hoàn thiện các điểm dừng xe buýt đặt ở vị trí thuận tiện để cho người dân có nhu cầu tiếp cận dễ dàng với các nhà ga.

Đơn cử, ở nhà ga Thái Hà điểm dừng xe buýt được đặt chỉ cách lối xe cầu thang của nhà ga chỉ khoảng hơn 10m. Hành khách có thể trung chuyển với các tuyến xe buýt số 26, 30, 50, 18, 35A, 84. 

Tại nhà ga Thượng Đình ở gần đoạn giao cắt Khương Đình - Nguyễn Trãi thường có mật độ giao thông cao điểm dừng được bố trí ngay bên cạnh lối lên cầu thang của nhà ga. Hành khác có thể kết nối với tuyến xe buýt số 02, 19, 01, 27. Nơi đây có khoảng vỉa hè rộng để người dân có thể đứng chờ xe buýt một cách thuận tiện.

Z2904713577618_Ebba7

Nhà gà Vành đai 3 thuộc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Tại nhà ga Vành đai 3 cặp điểm dừng xe buýt cách khoảng 200m và 40 điểm dừng giữa 2 nhà ga để tăng cường kết nối. Bên cạnh đó, sẽ có thêm 14 nhà chờ xe buýt được bổ sung trong thời gian tàu hoạt động, nâng tổng số điểm dừng có nhà chờ xe buýt lên con số 28.

Từ ga Cát Linh, hành khách có thể kết nối với tuyến metro số 3 (Nhổn - ga Hà Nội), BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa và các tuyến xe buýt số 18, 22, 23... 

Tại ga Yên Nghĩa được bố trí điểm dừng xe buýt thuận tiện cho việc đi lại của hành khách, các biển báo cho phép ô tô con, taxi dừng đỗ. Đáng chú ý, khu vực này còn được bố trí cầu vượt đi bộ kết nối trực tiếp với các tuyến buýt có điểm đầu cuối tại BX Yên Nghĩa.

img-bgt-2021-img-1590-1635924590-width1280height72
 
img-bgt-2021-20211103-094956-1635924821-width1280h

Tại ga Yên Nghĩa có 21 tuyến buýt kết nối (01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, CNG02, BRT, CNG07, 114, 123, 124, 75, 213, 214), với 19 tuyến buýt có điểm đầu cuối tại đây và 2 tuyến chạy qua (số 37, 57).

Ông Vũ Hồng Trường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, ngay sau khi bàn giao, công ty đã chuẩn bị số lượng xe buýt chờ sẵn để phục vụ việc đi lại của người dân và thực hiện giải tỏa khi cần thiết.

Trong 15 ngày đầu, sẽ có 2 loại tàu hoạt động, trong đó là 3 chuyến tàu tham quan chạy suốt tuyến, không dừng đỗ tại các ga. Những tàu còn lại là để phục vụ nhu cầu đi lại thông thường của người dân.

Thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) - đơn vị quản lý, vận hành đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông - sáng 7-11 cho biết trong ngày đầu tiên đưa vào khai thác (từ 8h đến 22h ngày 6-11), tàu Cát Linh - Hà Đông đã chạy 109 lượt chở khách.

Trong ngày đầu tiên có 25.680 người vào các ga để đi tàu. Trong đó, 30,1% số người vào ga đầu tuyến Cát Linh; 20,2% vào ga cuối tuyến Yên Nghĩa và 49,7% vào 10 ga dọc tuyến.

Ý kiến của bạn

Bình luận