Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng thời điểm hiện nay chưa thể xem xét yêu cầu này vì việc giảm thuế nhập khẩu xe ô tô điện sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất xe điện trong nước. Đồng thời, ảnh hưởng giảm thu ngân sách.
Cũng theo hưỡng dẫn của Bộ Tài chính, tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định đối với dòng xe ô tô thân thiện với môi trường tham gia vào Chương trình ưu đãi thuế. Chính sách ưu đãi đối với dòng xe này được thực hiện từ năm 2020 đến nay.
Được biết, Công ty VinFast là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đang đầu tư nhà máy sản xuất ô tô điện. Việc đầu tư sản xuất ô tô điện đòi hỏi có chiến lược đầu tư dài hạn, số vốn đầu tư rất lớn, có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chính sách về phát triển pin và nhiều nguồn lực có liên quan khác. Do vậy nếu đề xuất giảm thuế nhận giảm thuế nhập xe điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp này.
Mặt khác, nếu chấp nhận giảm thuế nhập khẩu MFN trong vòng 2 năm nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước để qua đó tạo động lực phát triển xe điện như đề xuất, trong khi các doanh nghiệp chưa đư ra được các phương án hay dự án đầu tư bài bản cho việc sản xuất xe điện, thì không những không khuyến khích phát triển sản xuất trong nước mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý của Việt Nam.
Ngoài ra đề xuất nhập khẩu xe ô tô điện, cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp hiện đã đầu tư sản xuất chủng loại xe này trong nước và giảm thu ngân sách do doanh nghiệp sẽ lợi dụng chính sách giảm thuế 0% để nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa xem xét điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN đối với xe điệnở thời điểm hiện tại.
Được biết, hiện tại ưu đãi thuế đối với xe điện được Việt Nam áp dụng với thuế tiêu thụ đặc việt, sắc thuế này áp dụng đối với xe điện giảm từ 3%-12% so với mức hiện hành trong 5 năm đầu, tính từ 1/3/2022- 28/2/2027. Xe điện 9 chỗ ngồi trở xuống được ưu đãi mạnh nhất, áp dụng thuế suất thấp, chỉ 3% so với mức 15% thông thường.
Từ ngày 1/3/2027, mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe điện sẽ được áp dụng từ 5-15% như hiện hành. Trong khi đó, xe xăng lai điện như HEV, PHEV không được hưởng ưu đãi nào và vẫn chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt như xe chạy xăng dầu thông thường.
Thực tế, ngoài các xe điện, thị trường xe lai xăng-điện (hybrid) cũng đang phát triển mạnh tại Việt Nam, nhiều hãng xe đang lao vào cuộc đua xe lai để gia tăng thị phần. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt dòng xe này chưa rõ ràng.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng vừa kiến nghị Chính phủ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho các dòng xe có mức phát thải thấp và không đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng trạm sạc như xe xăng lai điện HEV, PHEV (xe hybrid). Cụ thể, giai đoạn 2022-2030, Chính phủ cần ưu đãi đủ lớn về thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ, các loại thuế phí liên quan cho các dòng xe xăng lai điện HEV, PHEV như xe thuần điện BEV. Giai đoạn 10 năm tiếp theo từ 2031-2040, các ưu đãi này sẽ giảm dần. Từ năm 2041 trở đi, các ưu đãi này sẽ được xóa bỏ. Chỉ có như vậy mới phù hợp với quá trình chuyển đổi nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu COP21.
Như vậy, việc Bộ Tài chính chưa chấp nhận đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô điện là phương án đảm bảo được cả quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, và đảm bảo về việc quản lý thuế của nhà nước.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.