Bốc thuốc trị ‘xe dù, bến cóc’, Hà Nội cầu cứu Bộ GTVT (Kỳ 2)

Tác giả: Lê Minh

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 28/03/2019 09:18

Mặc dù luồng tuyến xe khách tại Hà Nội đã được điều chỉnh theo hướng bến Bắc - Bắc, Nam - Nam, tuy nhiên hiện nay còn hàng trăm tuyến xe khách liên tỉnh “quá cảnh” qua Hà Nội chưa được điều chỉnh, gây nhiều hệ lụy cho giao thông. Trong khi hàng ngày lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông xử lý không xuể, thì việc điều chỉnh luồng tuyến 400 lượt xe khách quá cảnh qua Thủ đô lại đang loay hoay như “gà mất tóc”.

0C6DEFB7-E23E-4EA3-9CD6-C2E70DCF42F8.

Nhan nhản xe khách các tuyến Thanh Hoá, Hưng Yên “quá cảnh” qua đường Vành đai 3 trên cao ( Hà Nội) đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên

Sau 2 năm, khi Hà Nội thực hiện xong việc sắp xếp, điều chỉnh lại gần 1 nghìn lượt xe theo quy hoạch “xe tuyến nào về bến có tuyến ấy” tình trạng bến cóc, xe dù dọc tuyến đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi… có nhiều chuyển biến tích cực và hạ nhiệt. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng xe khách dừng, đón - trả khách ở các điểm lên xuống đường Vành đai 3 trên cao, đường Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ,Võ Văn Kiệt... lại trở nên nhộn nhịp, nóng bỏng.

Tìm hiểu nguyên nhân của việc này thì hầu hết các xe dừng đón - trả khách ở đây là xe khách liên tỉnh quá cảnh (chỉ chạy qua địa bàn Hà Nội).

Chuyên gia vận tải Thân Văn Thanh cho rằng, các không có điểm đầu/điểm cuối ở Hà Nội thì không có lý do gì để đi qua các tuyến đường trung tâm thành phố gây tắc nghẽn.

Theo đó, các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh hoạt động thông qua địa bàn Hà Nội (tuyến không có điểm đầu, cuối tại bến xe của Hà Nội) có hành trình hoạt động trên đường Vành đai 3 trên cao (đoạn từ Võ Văn Kiệt, cầu Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, đường Vành đai 3 trên cao (đoạn từ cầu vượt Mai Dịch đến ngã ba Pháp Vân) được điều chỉnh theo các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ các tỉnh phía Nam TP Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc TP Hà Nội, gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn có hành trình đi qua đường Vành đai 3 trên cao, đường Phạm Văn Đồng.

23A4AAC9-ED7C-4130-8386-E4DB5148AC37.
Xe khách Hồng Anh (tuyến Ninh Bình - Lào Cai) và Trường Hằng (Thanh Hoá - Bắc Ninh) thường xuyên lập bến cóc, trước mắt thần giam sát của CSGT tại lối lên đường Vành đai 3 trên cao

Tuy nhiên, hiện nay nhiều tuyến vận tải phía Nam thường xuyên chạy sai lộ trình, tổ chức khai thác các chuyến xe “quá cảnh” trái phép qua địa bàn Hà Nội, gây mất ATGT và mất an ninh trật tự. Đặc biệt, các xe khách quá cảnh này thường xuyên dừng đỗ sai quy định để đón/trả khách trên đường Vành đai 3, Phạm Văn Đồng…

Ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, hầu hết xe quá cảnh qua địa bàn Hà Nội đều dừng lại để đón/trả khách.

Thậm chí, nhiều nhà xe còn mở văn phòng “chui” trên dọc tuyến đường này và khu vực BX Mỹ Đình để dừng xe, đón/trả khách và nhận hàng, gây xáo trộn hoạt động vận tải.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao, đường Phạm Văn Đồng, xe khách quá cảnh vô tư dừng đón/trả khách, gây mất ATGT.

Hàng ngày, tại cổng đại học Ngoại ngữ các mang thương hiệu Thái Đăng Long, Phương Hoa (Hưng Yên - Vĩnh Phúc) vô tư lập “bến cóc” làm nơi đón trả khách. Tình trạng này tồn tại nhiều năm nay, khi có ý kiến của báo chí và người dân phản ánh, các cơ quan chức năng tập trung xử lý cho có lệ, đôi khi là phạt cho tồn tại khiến vi phạm càng thêm “nhờn luật”.

1D684A67-9FCD-4009-A48C-6B9827AC064D.
Tuyến đường Phạm Văn Đồng (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) vốn chật hẹp và ùn tắc giao thông do đang trong quá trình xây dựng, nhưng mỗi ngày lại có hàng nghìn chuyến xe “quá cảnh”, lập bến cóc đón, trả khách khiến tuyến đường này ngột ngạt, xung đột giao thông nghiêm trọng.

Chưa kể đến là mỗi ngày trên đường Phạm Văn Đồng, Vành đai 3 gồng gánh hàng trăm lượt xe “quá cảnh” thuộc tuyến Thanh Hoá - Bắc Ninh, như các xe Quân Thuỷ, Hào Hương, Trường Hằng, Hoàng Phương, Tiến Phương, Công Bích, Đại Thu...

Đối với tuyến Vinh - Thái Nguyên; Vinh - Bắc Ninh; Quảng Bình - Vĩnh Phúc, điển hình là các nhà xe: Xuân Sự, San Hiền, Trần Anh, Trung Trầm, Kim Thành Chính, Trung Lan, Hải Bình, Tâm Anh Hào, Cúc Mừng, Dũng Minh... thản nhiên “quá cảnh” qua BX Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng đón, trả khách.

Sáng ngày 26/3, PV bám theo xe khách mang BKS: 29B-112.01 của Công ty Thiên Trường và ghi nhận hình ảnh, chiếc xe vô tư chạy “rùa bò” dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng đón khách.

Trước việc các xe “quá cảnh” là thủ phạm gây ra tình trạng lũng đoạn thị trường vận tải, xe dù - bến cóc trên địa bàn Thủ đô, đã nhiều lần Sở GTVT Hà Nội gửi công văn kiến nghị Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam điều chỉnh hơn 400 lượt xe quá cảnh qua địa bàn Hà Nội nhưng cả năm nay vẫn chưa được chấp thuận.

Theo Sở GTVT Hà Nội, một khi hoàn tất điều chỉnh hơn 400 lượt xe quá cảnh này, không chỉ Vành đai 3 mà cả các tuyến đường phụ cận cũng sẽ giảm đáng kể áp lực giao thông.

92CCE110-F766-4F25-87D8-77FB5153769C.
Xe khách mang thương hiệu Thiên Trường (tuyến Ninh Bình - Vĩnh Yên) thường xuyên biến lòng đường, vỉa hè thành nơi xếp khách, lên hàng. 
0DDF32F0-A2BB-4E3F-AEC8-18ACA5D0F154.
Xe Hải Hiền (Thanh Hoá - Hà Nội) dù đăng ký hoạt động tại BX Giáp Bát, song lại thường xuyên chạy vượt tuyến lên khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm đón, trả khách

Đại diện Sở GTVT Hà Nội bày tỏ: “Chúng tôi đang rất đau đầu xử lý xe khách quá cảnh này. Sở GTVT đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ GTVT điều chỉnh luồng tuyến số xe khách này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể.

Tại một số cuộc họp, đại diện Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, phải lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan thì mới có thể thực hiện điều chỉnh được luồng tuyến số xe khách này. Nhưng đến nay, vẫn chưa có hồi âm.

Tại cuộc làm việc giữa Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội vào ngày 6/4/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Sở GTVT Hà Nội tổ chức điều chỉnh lại hành trình các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh (tuyến không có điểm đầu, cuối tại bến xe trên địa bàn TP Hà Nội). Tuy nhiên đến nay, chỉ đạo này vẫn rơi vào im lặng.

Mới đây nhất, đầu năm 2019 Hà Nội tiếp tục có công văn gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT như Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hoá, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên… về việc phối hợp điều chỉnh quy hoạch tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ qua Hà Nội.

Tạp chí Giao thông vận tải tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn

Bình luận