Mô hình nút giao đầu tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. |
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng mức đầu tư 5.408,8 tỷ đồng, được phê duyệt đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) tại Quyết định số 2519/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2017 với quy mô đầu tư phân kỳ. Theo thiết kế, điểm đầu của Dự án giao với Quốc lộ (QL) 80 tại vị trí sau cầu Mỹ Thuận, tiếp nối với cầu Mỹ Thuận 2 (dự kiến); điểm cuối tại nút giao Chà Và (Km2062+700 trên QL1). Dự án đi qua tỉnh Vĩnh Long 13,6 km và tỉnh Đồng Tháp 9,9 km, chiều dài tuyến cao tốc là 23,6 km, chiều dài nối tuyến là 0,55 km. Giai đoạn 1 đầu tư tuyến cao tốc với bề rộng nền đường 17 m (4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp bố trí cách quãng), 3 nút giao khác mức liên thông và đường nối đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
Phương án tài chính được xác định bằng việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ khoảng 18 năm 10 tháng với mức giá khởi điểm là 1.200 đồng/xe tiêu chuẩn/km, dự kiến 3 năm điều chỉnh tăng giá vé 1 lần (đảm bảo không vượt khung). Hỗ trợ của Nhà nước bằng việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đoạn TP.HCM - Trung Lương trong 4 năm 4 tháng từ tháng 9/2028 với mức giá 2.000 đồng/xe tiêu chuẩn.km.
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức hợp đồng BOT đến nay cơ bản hoàn thành. Hiện nay, Vụ PPP và các cơ quan liên quan đang tiến hành xem xét thẩm định, dự kiến Bộ sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trước ngày 2/9/2017. Dự kiến, sẽ hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 5/2018; hoàn thành dự án quý I/2021.
Tại Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, chiểu theo phương án được đề nghị lựa chọn tại F/S, các nhà đầu tư sẽ chỉ phải góp khoảng 571 tỷ đồng - con số không quá lớn so với các dự án đường cao tốc đang được triển khai tại Việt Nam.
Theo “luật chơi” đang chờ Bộ GTVT phê duyệt, ngoài việc được thu giá dịch vụ chính tuyến (1.500 đồng/xe tiêu chuẩn - PCU/km) trong vòng 11 năm 3 tháng, nhà đầu tư được lựa chọn sẽ có quyền thu giá dịch vụ tuyến cao tốc có lưu lượng xe lớn nhất tại khu vực phía Nam là TP.HCM - Trung Lương, với mức phí 1.700 đồng/PCU/km trong vòng 3 năm 3 tháng. Mức giá dịch vụ này sẽ tăng 9%/3 năm trong 6 năm đầu tiên và 6%/3 năm trong các năm tiếp theo.
Cần phải nói thêm rằng, tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ ngay từ trước khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất đầu tư đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tư nhân.
Đến thời điểm này đang có 10 đơn vị với hàng chục doanh nghiệp đơn lẻ hoặc liên danh đang “rồng rắn” xếp hàng dài ở Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để đăng ký tham gia Dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ, đó là: Liên danh Phát Đạt + 620 + 168; Liên danh SOVICO + IMICO + PACIFIC + CIENCO 5; Liên danh Thái Sơn + Yên Khánh + CIENCO 1; Liên danh FECON + COTECCONS; Công ty CP Đầu tư kinh doanh Golf Long Thành; Công ty TNHH Nguyễn Phan; Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng (liên danh với Công ty IL&FS - Ấn Độ); Tổng công ty Cửu Long; Tổng công ty Bạch Đằng.
Bộ GTVT đặt mục tiêu sẽ phê duyệt đề xuất dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý I/2016; phấn đấu hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư, ký thoả thuận đầu tư trong quý III/2016 (nếu chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư).
Dù yêu cầu triển khai dự án khá khẩn trương nhưng Bộ GTVT vẫn đưa ra một số “gạch ngang đầu dòng” nhằm lựa chọn đơn vị tốt nhất trong số 10 đơn vị đã có văn bản xin tham gia. Theo đó, để làm chủ dự án này, doanh nghiệp phải cùng lúc đáp ứng 3 tiêu chí: Nhà đầu tư phải có số vốn chủ sở hữu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẳng định đảm bảo 20% tổng mức đầu tư của dự án; ngoài ra, nhà đầu tư phải có cam kết của ngân hàng tài trợ tín dụng cho dự án và cuối cùng, nhà đầu tư được lựa chọn phải là đơn vị đã từng tham gia các dự án tương tự. Đơn vị nào không hội đủ các tiêu chí nói trên, Bộ GTVT tuyên bố sẽ cho “rớt” từ vòng đầu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.