Trong trường hợp một chiếc drone tiếp cận vùng cấm bay như sân bay, khu vực quân sự, nơi đang có cứu hộ cứu nạn vv và vv mà các đơn vị chức năng thu giữ được drone nhưng không có chủ nhân ở đó thì sao, làm cách nào để xác định chủ của nó để xử lý? Đó chính là nguyên nhân các nhà nghiên cứu ở ĐH California, Berkeley nghĩ ra phương án gắn biển số kiểm soát cho drone để dễ quản lý chúng hơn.
Đây không phải là một biển số cứng giống như biển số xe mà chúng ta thấy. Nó được làm theo dạng kĩ thuật số, dưới dạng một bộ phụ kiện gắn thêm cho chiếc drone, gọi là LightCense. LightCense sẽ tạo biển số kts cho drone theo cách sử dụng đèn LED nhiều màu chớp tắt theo một quy tắc nhất định. Quy tắc đó sẽ giải mã được bằng ứng dụng trên smartphone hoặc camera chuyên dụng, giống với cách hoạt động của mã vạch hoặc Qr code.
Những đèn LED này có thể thấy từ khoảng cách lên tới 100 mét, nó sử dụng bộ phát sóng radio (ADS-B, Xbee hoặc Wifi) để gởi mã nhận dạng về vị trí GPS cuối cùng của mình cho chủ nhân. Bên trong bộ phụ kiện gắn thêm này có tích hợp pin sạc, dung lượng 1h kể từ khi drone bị mất liên lạc với remote điều khiển. Bên trong cũng có các cảm biến để lưu lại dữ liệu về chuyến bay như một hộp đen để chủ drone xem lại nguyên nhân vì sao mất lái, mất điều khiển máy vv...blinks. Aislan Foina, giám đốc phòng nghiên cứu thiết bị không người lái của Đại học California, Berkeley cho rằng LightCense lấy cảm hứng từ biển số kiểm soát của xe hơi, tuy nhìn ngoài hình thức thì chúng khác nhau. Nhóm của Aislan cho rằng drone nên được quản lý giống như xe hơi theo biển kiểm soát vì số lượng của chúng ngày càng nhiều trong khi kích thước lại rất nhỏ gọn. Hiện tại nghiên cứu này vẫn còn nằm trên sách vở nhưng Aislan hy vọng nó sẽ sớm được áp dụng trên các mẫu drone bán ra trong tương lai.
Hồi tháng trước, Anne-Marie Valentine đang đi cắm trại ở hồ Folsom, California. Bỗng nhiên cô thấy xa xa xác chết một con chim mòng biển nổi trên mặt nước, cô lại gần để xem cho rõ hơn thì thấy đây là một chiếc drone bị rớt xuống hồ, nó bị hư hỏng tương đối ít và thậm chí là còn quay được tiếp 30 phút phim kể từ khi "hạ cánh" xuống mặt nước. Valentine đã up hình ảnh và video cắt ra từ bộ nhớ của drone rồi up lên mạng với mong muốn giúp chiếc drone tìm lại chủ nhân của mình.
Tương tự như vậy, có rất nhiều người chơi drone bị mất máy ở những nơi xa xôi hẻo lánh và tìm lại nó rất khó, nếu như ai đó tìm được máy mà muốn gởi lại cho chủ cũ cũng không phải là dễ. Thiết nghĩ cách quản lý drone theo biển kiểm soát mà Đại học California, Berkeley đang nghiên cứu sẽ rất thiết thực và có ích, nên áp dụng càng sớm càng tốt.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.