Năm 1980, một phi hành đoàn của hãng American Airlines quan sát thấy rằng các hành khách trong chuyến bay dường như rất vui vẻ khi ăn “ngấu nghiến” món salad trong suất ăn tối, nhưng gần ba phần tư trong số họ lại không hề đụng đến món ô liu.
Robert Crandall, ông chủ của hãng hàng không này tại thời điểm đó đã quyết định loại bỏ ô liu khỏi khẩu phần ăn.
Hóa ra các hãng hàng không phải chi trả cho người cung cấp thực phẩm dựa trên số lượng các nguyên liệu có trong món salad: 60 xu cho bốn và 80 xu cho năm nguyên liệu. Ô liu chính là thành phần thứ năm.
Việc loại bỏ ô liu của hãng này đã tiết kiệm được đến hơn 40.000 đô la Mỹ một năm.
Năm 1994, Southwest Airlines nghe theo lời đề nghị của một tiếp viên hàng không đã loại bỏ logo của hãng in trên mỗi túi rác, và việc đó đã tiết kiệm được 300.000 đô la Mỹ một năm cho chi phí in ấn.
Các hãng hàng không để những cuốn tạp chí dày tại vị trí ngồi của hành khách, đặt thảm mỏng hơn và phục vụ thức ăn trong hộp các tông nhẹ hơn. Một số hãng hàng không đã vứt bỏ thiết bị an toàn dùng khi hạ cánh khẩn cấp trên nước đối với những chiếc máy bay mà không bao giờ bay trên mặt nước.
Ghế ngồi cũng trở nên nhẹ hơn. Thời gian gần đây hãng hàng không Air Mediterranée của Pháp đã thay thế giảm trọng lượng của 220 chỗ ngồi phổ thông trong chiếc Airbus A321 của hãng xuống còn 12kg, với vật liệu nhẹ hơn như titan, chỉ có trọng lượng khoảng 4kg.
GoAir, một hãng hàng không giá rẻ tại Ấn Độ thì chỉ thuê nữ tiếp viên hàng không vì trọng lượng trung bình của phụ nữ nhẹ hơn 10-15 kg so với nam giới. Nguyên tắc tiết kiệm này thật sự hữu ích. Do nhiên liệu chiếm đến một phần ba chi phí của một hãng hàng không, do đó mỗi kilogram được giảm trừ sẽ tiết kiệm được 100 đô la Mỹ cho hóa đơn nhiên liệu hàng năm của một chiếc máy bay.
Thiết kế nhỏ gọn của máy bay hiện đại cũng thực sự hữu ích trong việc cắt giảm chi phí. Hãng Southwest Airlines ước tính tiết kiệm tới 54 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm sau khi lắp đặt cánh nhỏ cho máy bay hoặc lộn ngược đầu mút cánh để giảm lực cản khi bay.
Hãng EasyJet, một hãng hàng không giá rẻ nói rằng họ sử dụng loại sơn đặc biệt giúp loại bỏ lỗ hổng không khí trên thân máy bay để việc “cắt” qua không khí trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hãng cũng tuyên bố họ đốt nhiên liệu ít hơn hẳn trước đây.
Các phi công hiện nay được khuyên không cất cánh khi đang mở hết ga lực mà điều khiển máy bay đến độ cao thích hợp (nơi có không khí mỏng hơn và có ít lực kéo hơn) ngay lập tức.
Khi hạ cánh trên đường băng dài, phi công có thể cho máy bay bay chậm lại thay vì kéo và đẩy mạnh lực theo chiều ngược lại. Một số hãng hàng không giá rẻ như SpiceJet của Ấn Độ đang học cách làm việc hiệu quả hơn đối với đội ngũ phi công của họ.
Phi công của mỗi chiếc Q400 Bombardier phục vụ tại các thành phố nhỏ thường bay nhanh hơn để tiết kiệm vài phút cho mỗi chuyến bay, việc này cho phép hãng hàng không hạn chế việc phải bay bổ sung mỗi ngày. Nhưng sự gia tăng trong việc tiêu thụ nhiên liệu ở tốc độ cao còn tốn hơn nhiều so với nguồn thu nhập thêm từ các chuyến bay bổ sung.
Có những áp lực mà các hãng hàng không sẵn sàng chịu, ví dụ như chi phí cho sự chậm trễ và lùi giờ lên máy bay lên đến 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm chỉ tính riêng ở châu Âu. Hãng Airbus cho rằng họ đã có câu giải pháp cho vấn đề này.
Họ đã được cấp bằng sáng chế cho một cabin di động trong đó sao chép lại thứ tự chỗ ngồi trong máy bay. Khoang máy bay được neo đậu tại một cửa dùng để chứa hành lý của hành khách và sau đó được thu gọn lại như một bao diêm.
Sau khi máy bay hạ cánh, các cabin có thể tháo rời này được loại bỏ và thay thế bằng một khoang chứa mới của các hành khách tiếp theo và sẵn sàng để cất cánh. Các thiết kế tương lai này có thể tốn chi phí đến hàng tỷ đô la và thời gian đến rất nhiều năm để phát triển, và thậm chí nó có thể không bao giờ “bay ra” khỏi mặt đất.
Trong khi đó, các hãng hàng không vẫn sẽ tiếp tục cắt giảm ô liu trong khẩu phần ăn trên máy bay.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.