Nguyên nhân đầu tiên có thể do tiếng ồn của lốp xe va chạm với mặt đường vọng lên và cộng hưởng trong lồng bánh xe. Trường hợp này có thể khắc phục bằng cách dùng cao su lỏng quét 3 lớp toàn bộ mặt dưới khung gầm của xe, đặc biệt trong bốn lồng của bánh xe.
Cao su lỏng sau khi khô sẽ tạo ra một lớp cao su mềm bám bề ngoài khung vỏ dưới gầm xe, có tác dụng hấp thụ âm thanh, chống cộng hưởng âm thanh trong lồng của bánh xe.
Trường hợp thứ hai, tiếng ồn do lực xung kích truyền từ bánh xe vào khung xe khiến khung, vỏ xe rung động gây cộng hưởng trong cabin xe. Với những xe phẩm cấp thấp thì trong cabin xe chủ yếu là nhựa cứng nên khả năng cách âm và chống cộng hưởng kém, đặc biệt là hiện tượng cộng hưởng sóng hạ âm gây say xe, mệt mỏi.
Nguyên nhân này rất khó khắc phục khi xe đã được thiết kế như vậy. Nếu muốn xử lý triệt để thì phải "hy sinh" thứ gì đó để giảm thiểu cộng hưởng sóng hạ âm từ gầm xe. Người dùng có thể tham khảo các cách sau:
Cách một: lót thảm nước dưới sàn để triệt tiêu sóng âm truyền từ khung gầm, vỏ xe vào cabin từ dưới sàn xe, giảm thiểu cộng hưởng trong cabin xe.
Cách hai: tăng trọng lượng của nóc xe từ bên trong hay bên ngoài để thay đổi tần số cộng hưởng riêng của xe (tốt nhất là bằng vật liệu mềm để triệt tiêu sóng âm như silicol).
Cách ba: những năm 70 thế kỷ trước Liên Xô sáng chế máy triệt tiêu sóng hạ âm trong cabin bằng cách thiết kế một máy phát âm thanh trùng tần số với tiếng ồn trong cabin nhưng ngược pha để triệt tiêu sóng hạ âm, cái này phải thuê chuyên gia.
Trên đây là một vài ý kiến tôi tham khảo và tổng hợp lại, tôi chia sẻ để các bạn có thể thử nghiệm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.