Tại điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rất rõ các trường hợp bắt buộc lái xe phải phải bật đèn xi-nhan. Trong đó gồm: chuyển làn đường; chuyển hướng xe rẽ phải/trái/quay đầu; vượt xe và cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy sát vào lề đường để dừng, đỗ xe.
Ngoài những trường hợp trên, Cục Cảnh sát giao thông còn khuyến nghị người tham gia giao thông nên bật đèn xi-nhan trong một số trường hợp khác để đảm bảo an toàn. Cụ thể:
Khi đi qua vòng xuyến: Nguyên tắc “vào trái, ra phải” được áp dụng mỗi khi xe đi qua vòng xuyến, được hiểu là bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến và xi nhan phải khi ra khỏi vòng xuyến.
Sử dụng đèn xi nhan đúng luật và an toàn |
Khi đi theo đường cong: Đoạn đường cong nhưng không phải ngã rẽ hay chuyển hướng, chuyển làn, tài xế vẫn nên bật đèn tín hiệu xi nhan báo rẽ để người phía sau, người chạy ngược chiều tránh được. Nếu người lái cảm thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho những người khác cùng chạy trên tuyến đường đó thì không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
Khi lùi vào ngõ: Do lùi xe khó quan sát hơn, nhất là các khúc ngõ nhỏ, hẹp, khuất càng hạn chế tầm nhìn của người lái và khó điều chỉnh hướng xe. Vì thế ta nên bật xi nhan để tạo thuận lợi cho bản thân và người khác.
Đi qua ngã 3 chữ Y: Khi đi qua các đoạn đường có biển báo đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần phải bật xi nhan nhưng nếu có biển báo ngã rẽ, người lái vẫn phải bật đèn tín hiệu như bình thường.
Được biết trong Luật Giao thông đường bộ hiện nay vẫn chưa quy định cụ thể về việc đèn xi-nhan phải được bật trước bao nhiêu mét trước khi chuyển hướng. Còn theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô xuất bản năm 2011 hướng dẫn tài xế xe ô tô phải bật đèn báo rẽ trước từ 25-30 mét và sau khi rẽ xong cần duy trì khoảng 5-10 mét rồi mới tắt xi-nhan. Như vậy sẽ cảnh báo được các xe khác biết được ý định chuyển hướng và lúc nào chuyển hướng xong của mình.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện không bật xi nhan sẽ bị xử phạt hành chính từ 80.000-400.000 đồng đối với xe máy và từ 100.000-1.200.000 đồng đối với ô tô. Ngoài ra, trường hợp không bật xi nhan mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Cụ thể:
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.