Cầu Cao Lãnh nối đôi bờ sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp |
Cầu được thiết kế bằng dây văng và trụ tháp hình chữ H nổi bật |
Công trình cầu Cao Lãnh thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông. Dự án có tổng mức đầu tư 145 triệu USD, tương đương 3.038 tỷ đồng, từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia và vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Bảng thông tin cầu Cao Lãnh |
Cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài hơn 2.015m, gồm phần cầu chính là cầu dây văng hai mặt phẳng dây, có khẩu độ nhịp chính dài 350m, hai nhịp biên mỗi nhịp dài 150m. Trụ tháp hình chữ H bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực, có chiều cao 123,4m. Cầu dẫn phía bắc và phía nam sử dụng dầm Super-T bê-tông cốt thép dự ứng lực, gồm 17 nhịp. Cầu có bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5m.
Tuyến kết nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống cũng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng |
Theo ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) cho biết: Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sẽ kết nối mạng lưới giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông thông suốt liên tục, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời còn có ý nghĩa chiến lược trong đảm bảo an ninh quốc phòng;
Dự án sẽ góp phần từng bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường bộ, đường cao tốc và quy hoạch giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được Chính phủ phê duyệt. Cùng với cầu Vàm Cống, Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông nói chung sau khi hoàn thành, cùng với tuyến N2 đã hoàn thành, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đang thi công; sẽ hình thành 1 trục dọc thứ 2 bên cạnh trục Quốc lộ 1 từ TPHCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ về đến đất mũi Cà Mau;
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.