Các nhà thầu đang thực hiện những đốt còn lại của thân trụ tháp bờ bắc, nam và khối đỉnh trụ nhịp dầm cầu chính.
Đặc biệt là đã triển khai mắc 8/128 bó cáp dây văng, dự kiến đến cuối tháng 8/2017 sẽ hợp long nhịp chính và đưa vào thông xe trong tháng 10/2017.
Dư án cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền để nối thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp. Phần cầu dây văng chính dài hơn 2km, có 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/giờ.
Đây là cây cầu lớn thứ hai (sau cầu Vàm Cống) trong dự án kết nối các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tổng vốn đầu tư của cầu Cao Lãnh hơn 3.000 tỉ đồng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc, vốn vay của ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Công trường thi công cầu Cao Lãnh |
Thông cáo báo chí thời điểm khởi công của Cơ quan Phát triển quốc tế Úc (AusAID) dẫn lời ông Brett Mason, Quốc vụ khanh, phụ trách ngoại giao của Úc nói rằng, cầu Cao Lãnh sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho cuộc sống của 5 triệu người dân, thông qua việc kích thích đầu tư tư nhân và công nghiệp địa phương đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Khi hoàn thành vào năm 2017 cây cầu này có khoảng 170.000 người qua lại mỗi ngày.
Theo Bộ Giao thông vận tải, để phát huy hiệu quả của dự án và đồng bộ hạ tầng vùng ĐBSCL, đặc biệt là đối với các cây cầu Cần Thơ, Vàm Cống và Cao Lãnh thì cần nâng cấp tuyến quốc lộ 91 nối từ Cần Thơ, An Giang và đường tránh thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.