Cận cảnh cầu Đuống xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 40 năm khai thác

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Đường bộ 02/04/2022 13:14

Cầu Đuống đưa vào khai thác năm 1902, từng bị đánh sập trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và được xây dựng lại vào năm 1981 đang xuống cấp nghiêm trọng.


Ghi nhận của phóng viên Tạp chí Giao thông vận tải trong nhiều ngày từ cuối năm 2021 đến nay, cầu Đuống nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đang đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn ngày đêm “còng lưng” gánh lượng phương tiện đông đúc.

Ghi nhận của phóng viên Tạp chí Giao thông vận tải trong nhiều ngày từ cuối năm 2021 đến nay, cầu Đuống nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đang đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn ngày đêm “còng lưng” gánh lượng phương tiện đông đúc.

Cầu Đuống được đưa vào khai thác từ năm 1902, kết hợp giữa đường bộ và đường sắt. Cây cầu từng bị đánh sập trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và được xây dựng lại vào năm 1981.

Cầu Đuống được đưa vào khai thác từ năm 1902, kết hợp giữa đường bộ và đường sắt. Cây cầu từng bị đánh sập trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và được xây dựng lại vào năm 1981.

Năm 2010, cây cầu được đại tu nhân chào mừng 1.000 năm Thăng Long

Năm 2010, cây cầu được đại tu nhân chào mừng 1.000 năm Thăng Long

Ghi nhận thực tế, phần đường bộ và đường sắt trên cầu Đuống đáng xuống cấp, tạo cảm giác không an tâm với nhiều người dân.

Ghi nhận thực tế, phần đường bộ và đường sắt trên cầu Đuống đáng xuống cấp, tạo cảm giác không an tâm với nhiều người dân.

Chia sẻ với PV, anh Trần Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cho biết: “Mỗi khi đi qua tôi cảm thấy hơi ái ngại. Khi lái xe thì không sao nhưng khi dừng trên cầu mới thấy cầu rung khá mạnh”.

Chia sẻ với PV, anh Trần Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cho biết: “Mỗi khi đi qua tôi cảm thấy hơi ái ngại. Khi lái xe thì không sao nhưng khi dừng trên cầu mới thấy cầu rung khá mạnh”.

Phần đường bộ của cầu Đuống trên tuyến QL1 cũ, giới hạn 13 tấn, nhưng lâu nay vẫn phải gồng gánh lượng xe qua cầu rất lớn.

Phần đường bộ của cầu Đuống trên tuyến QL1 cũ, giới hạn 13 tấn, nhưng lâu nay vẫn phải gồng gánh lượng xe qua cầu rất lớn.

Xe tải trọng lớn vẫn di chuyển qua cầu Đuống

Xe tải trọng lớn vẫn di chuyển qua cầu Đuống

Empty
Phần mặt đường bộ xuất hiện nhiều điểm khe co giãn bị rỉ hỏng, tấm đan nhiều vị trí bị vỡ, mặt cầu đường bộ thường xuyên bị bong tróc tạo thành ổ gà.

Phần mặt đường bộ xuất hiện nhiều điểm khe co giãn bị rỉ hỏng, tấm đan nhiều vị trí bị vỡ, mặt cầu đường bộ thường xuyên bị bong tróc tạo thành ổ gà.

Lan can trên cầu hầu hết đã hoen rỉ, bong mối hàn, mất mỹ quan và an toàn;…

Lan can trên cầu hầu hết đã hoen rỉ, bong mối hàn, mất mỹ quan và an toàn;…

Empty
Nhiều cọc trụ lan can bằng bê tông đã bị vỡ, trơ cốt thép…

Nhiều cọc trụ lan can bằng bê tông đã bị vỡ, trơ cốt thép…

…trong khi nhiều cọc trụ khác được thay thế bằng thép không đồng bộ;….

…trong khi nhiều cọc trụ khác được thay thế bằng thép không đồng bộ;….

Phần đường sắt của cầu Đuống là tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, tổng thể khá mới nhưng vẫn còn nhiều thanh tà vẹt mục nứt, đan xen.

Phần đường sắt của cầu Đuống là tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, tổng thể khá mới nhưng vẫn còn nhiều thanh tà vẹt mục nứt, đan xen.

Thông tin từ Công ty CP Đường sắt Hà Hải – đơn vị quản lý, bảo trì cầu Đuống cho biết, công tác bảo trì cây cầu này có rất nhiều hạn chế do vốn duy tu hàng năm không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điển hình như năm 2021, kinh phí bảo dưỡng cầu Đuống là 2,2 tỷ đồng nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu theo định mức kinh tế - kỹ thuật.

Thông tin từ Công ty CP Đường sắt Hà Hải – đơn vị quản lý, bảo trì cầu Đuống cho biết, công tác bảo trì cây cầu này có rất nhiều hạn chế do vốn duy tu hàng năm không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điển hình như năm 2021, kinh phí bảo dưỡng cầu Đuống là 2,2 tỷ đồng nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu theo định mức kinh tế - kỹ thuật.

Vì kinh phí hạn hẹp, việc sửa chữa cầu Đuống hiện chỉ thực hiện 1 năm/lần; bảo quản 3 lần/năm; sửa chữa nhỏ được thực hiện nhiều lần để đảm bảo các hạng mục hàn lan can, hàn khe co giãn, trám vá đường bộ,…

Vì kinh phí hạn hẹp, việc sửa chữa cầu Đuống hiện chỉ thực hiện 1 năm/lần; bảo quản 3 lần/năm; sửa chữa nhỏ được thực hiện nhiều lần để đảm bảo các hạng mục hàn lan can, hàn khe co giãn, trám vá đường bộ,…

Lý giải về những điểm xuống cấp vẫn hiện hữu nhiều tháng nay trên cầu Đuống, Công ty Hà Hải cho biết, vốn duy tu cầu Đuống chủ yếu dành cho bảo trì đường sắt, trong khi vốn cho đường bộ không đáng kể nên phải cân đối, chỉ còn cách “hỏng đâu sửa đấy”.

Lý giải về những điểm xuống cấp vẫn hiện hữu nhiều tháng nay trên cầu Đuống, Công ty Hà Hải cho biết, vốn duy tu cầu Đuống chủ yếu dành cho bảo trì đường sắt, trong khi vốn cho đường bộ không đáng kể nên phải cân đối, chỉ còn cách “hỏng đâu sửa đấy”.

Phần trụ cầu dưới sông đã xuống cấp nhiều, dòng chảy xoáy dẫn đến bị xói vào hệ thống cọc và trụ.

Phần trụ cầu dưới sông đã xuống cấp nhiều, dòng chảy xoáy dẫn đến bị xói vào hệ thống cọc và trụ.

Trên đường thủy nội địa, cầu Đuống nhiều năm qua được các cơ quan chức năng ngành GTVT đánh giá là một trong những “điểm nghẽn” kìm kẹp sự phát triển của vận tải thủy.

Trên đường thủy nội địa, cầu Đuống nhiều năm qua được các cơ quan chức năng ngành GTVT đánh giá là một trong những “điểm nghẽn” kìm kẹp sự phát triển của vận tải thủy.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cầu Đuống là “rào cản” lớn trên tuyến hành lang đường thủy số 1 (Quảng Ninh – Việt Trì qua sông Đuống) vốn là tuyến vận tải thủy quan trọng bậc nhất trong lưu thông hàng hóa khu vực phía Bắc. Hàng hóa chủ yếu trên tuyến là các loại hàng rời như vật liệu xây dựng, a pa tít, phân bón,… từ các cảng biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng đi Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cầu Đuống là “rào cản” lớn trên tuyến hành lang đường thủy số 1 (Quảng Ninh – Việt Trì qua sông Đuống) vốn là tuyến vận tải thủy quan trọng bậc nhất trong lưu thông hàng hóa khu vực phía Bắc. Hàng hóa chủ yếu trên tuyến là các loại hàng rời như vật liệu xây dựng, a pa tít, phân bón,… từ các cảng biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng đi Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

Cũng theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, việc “container hóa” đường thủy khó có thể thực hiện trên tuyến vận tải quan trọng này bởi tĩnh không cầu Đuống quá thấp (2,8m), bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26m, khoang thông thuyền quá xiên so với dòng chảy chính của sông. Thông thường, các sà lan nhỏ đi qua đây vốn đã tiềm ẩn nguy cơ va chạm rất cao với trụ cầu. Hơn hết, nếu xảy ra va chạm còn dẫn tới sự “tê liệt” cả đường thủy, đường bộ và đường sắt.

Cũng theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, việc “container hóa” đường thủy khó có thể thực hiện trên tuyến vận tải quan trọng này bởi tĩnh không cầu Đuống quá thấp (2,8m), bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26m, khoang thông thuyền quá xiên so với dòng chảy chính của sông. Thông thường, các sà lan nhỏ đi qua đây vốn đã tiềm ẩn nguy cơ va chạm rất cao với trụ cầu. Hơn hết, nếu xảy ra va chạm còn dẫn tới sự “tê liệt” cả đường thủy, đường bộ và đường sắt.

Những năm gần đây, việc điều tiết luồng đường thủy đoạn qua cầu Đuống cũng nhiều lần không thông vì phải cấm luồng ngay cả trong mùa nước lũ và mùa nước cạn.

Những năm gần đây, việc điều tiết luồng đường thủy đoạn qua cầu Đuống cũng nhiều lần không thông vì phải cấm luồng ngay cả trong mùa nước lũ và mùa nước cạn.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc xây dựng cầu Đuống mới là yêu cầu rất cấp thiết. Hiện, Bộ GTVT đang triển khai Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt sông Đuống) dự kiến tổng vốn dự kiến gần 1.900 tỉ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc xây dựng cầu Đuống mới là yêu cầu rất cấp thiết. Hiện, Bộ GTVT đang triển khai Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt sông Đuống) dự kiến tổng vốn dự kiến gần 1.900 tỉ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT), dự án sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới cầu đường sắt Đuống về phía thượng lưu cách cầu hiện hữu 16,5m và xây dựng mới cầu đường bộ theo quy hoạch để tách cầu đường bộ ra khỏi đường sắt. Sau khi hoàn thành xây dựng 2 cây cầu mới, cầu Đuống hiện nay sẽ bị dỡ bỏ.

Theo Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT), dự án sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới cầu đường sắt Đuống về phía thượng lưu cách cầu hiện hữu 16,5m và xây dựng mới cầu đường bộ theo quy hoạch để tách cầu đường bộ ra khỏi đường sắt. Sau khi hoàn thành xây dựng 2 cây cầu mới, cầu Đuống hiện nay sẽ bị dỡ bỏ.

Việc xây dựng cầu Đuống mới hiện chưa triển khai nên cầu Đuống hiện tại vẫn hoạt động bình thường, dự kiến chỉ tiếp tục khai thác đến năm 2025. Song, thực trạng xuống cấp và quá tải vẫn diễn ra mỗi ngày, đòi hỏi việc triển khai xây dựng cầu mới cần phải “rốt ráo” hơn, cùng với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện lưu thông qua cầu cần triển khai mạnh mẽ, cấm triệt để xe chở quá tải.

Việc xây dựng cầu Đuống mới hiện chưa triển khai nên cầu Đuống hiện tại vẫn hoạt động bình thường, dự kiến chỉ tiếp tục khai thác đến năm 2025. Song, thực trạng xuống cấp và quá tải vẫn diễn ra mỗi ngày, đòi hỏi việc triển khai xây dựng cầu mới cần phải “rốt ráo” hơn, cùng với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện lưu thông qua cầu cần triển khai mạnh mẽ, cấm triệt để xe chở quá tải.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận