Cuộc họp bất thường
Cảng Khuyến Lương thuộc Công ty Cổ phần cảng Khuyến Lương ở vị trí Km 168+902 đến Km 169+900 bờ phải sông Hồng, thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được công bố hoạt động tại Quyết định số 253/QĐ-CĐS ngày 28/3/2007 của Cục Đường thủy nội địa.
Trong quyết định công bố hoạt động, vùng nước của cảng Khuyến Lương có tổng chiều dài dọc sông là 998,6m; trong đó vùng nước phía thượng lưu của Cảng có khu phao neo dài 120m, tiếp giáp với vùng nước dài 40m của bến thủy Phú Nguyên.
Sơ đồ toàn cảnh vùng nước của Cảng Khuyến Lương |
Giữa năm 2015, Công ty Phú Nguyên đã có nguyện vọng được cấp phép sử dụng vùng nước dài 120m (hiện đang là khu phao neo của cảng Khuyến Lương) để mở rộng hoạt động.
Ngày 22/4/2016 vừa qua, đại diện ban lãnh đạo Công ty cổ phần cảng Khuyến Lương và đại diện Công ty
Bến thủy nội địa Phú Nguyên do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên làm chủ đầu tư, được cấp phép hoạt động từ ngày 23/12/2014. Bến thủy Phú Nguyên nằm liền kề phía thượng lưu cảng Khuyến Lương. Công ty Phú Nguyên được UBND Tp Hà Nội cho thuê phần đất có chiều dài dọc sông 160m để tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng, song vùng nước được cấp phép hoạt động của bến thủy Phú Nguyên chỉ có 40m, vùng nước có chiều dài 120m còn lại thuộc quyền quản lý của cảng Khuyến Lương. |
Phú Nguyên đã được Cục đường thủy Nội địa VN mời đến dự một cuộc họp xem xét điều chỉnh, thu hẹp khu phao neo của cảng Khuyến Lương để chuyển sang cho Công ty Phú Nguyên. Vấn đề được nêu ra trong sự ngỡ ngàng của đại diện cảng Khuyến Lương, bởi với tình hình hoạt động hiện nay, vùng nước của Cảng chỉ “thiếu chứ không thừa” để mà bị cắt.
Cố ý làm trái Quyết định của Bộ GTVT?
Chia sẻ với Tạp chí GTVT về vấn đề này, ông Luyện Quang Trung - Tổng Giám đốc Công ty cảng Khuyến Lương - cho biết, việc thu hẹp khu phao neo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cảng Khuyến Lương, bởi công suất hoạt động của Cảng hiện tại rất lớn.
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Cảng, trong thời gian từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm có 861 lượt phương tiện vào, rời Cảng, tương ứng 400.000 tấn trọng tải toàn phần. Riêng trong năm 2015, số lượt phương tiện vào, rời Cảng đã lên đến 972 lượt, tương ứng với hơn 500.000 tấn trọng tải toàn phần thông qua mỗi năm. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng, trong bối cảnh giao thông đường bộ siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện, các doanh nghiệp buộc phải chuyển sang giao thông đường thủy để vận chuyển hàng hóa.
Thực tế cũng cho thấy, vùng nước của cảng Khuyến Lương đang không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động của các phương tiện thủy. Các đoàn tàu, sà lan tự hành đang phải neo, đậu thành hàng 3, hàng 4, trải dài ra ngoài luồng giao thông thủy, ngoài vùng nước của Cảng, gây mất an toàn giao thông đường thủy.
Khu vực neo tàu vùng nước cảng Khuyến Lương |
Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi theo quy hoạch chi tiết đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, công suất Cảng Khuyến Lương sẽ tăng cao. Cụ thể, theo Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, công suất Cảng Khuyến Lương đến năm 2020 sẽ là 1,7 triệu tấn/năm; định hướng đến năm 2030, cảng Khuyến Lương có 09 bến với công suất 2,5 triệu tấn/năm. Do đó, nhu cầu sử dụng vùng nước trước bến hiện nay là rất cấp thiết; việc thu hẹp vùng nước của Cảng là bất hợp lý.
Mặt khác, trước đây, Quyết định số 4566/QĐ-GTVT ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt dự án nâng cấp cảng Khuyến Lương giai đoạn II và Quyết định số 2308/QĐ-GTVT ngày 11/8/2003 về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán của dự án đã nêu rõ: Dự án nâng cấp Cảng có hạng mục xây dựng khu phao neo để lập đoàn và tập kết đoàn sà lan. Khu phao neo này là cơ sở để xác định vùng nước cảng Khuyến Lương và công bố hoạt động Cảng. Hệ thống phao neo nằm trong các hạng mục đầu tư giai đoạn II đã được Bộ GTVT cấp vốn cho dự án bằng nguồn vốn ngân sách gần 11 tỷ đồng và được đưa vào khai thác từ năm 2005.
Nếu sắp tới quyết định thu hẹp vùng nước và hủy bỏ hệ thống phao neo của cảng Khuyến Lương được phê duyệt chính thức, thì phải chăng quyết định đó cố tình làm trái Quyết định 2308 của Bộ GTVT, đồng thời đang làm khó cho doanh nghiệp làm ăn chính đáng?
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.