Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây |
Từ tháng 2/2015, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây đã được đưa vào khai thác nhưng đến thời điểm này đơn vị quản lý tuyến đường này vẫn chưa có mặt bằng để triển khai các đường dân sinh, bảo vệ hàng lang an toàn giao thông.
Theo Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, trên tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện vẫn còn nhiều hộ không bàn giao, tái lấn chiếm mặt bằng.
Tại huyện Long Thành, có năm hộ dân chưa bàn giao, xây dựng lấn chiếm một phần ranh giải phóng mặt bằng.
Ở huyện Cẩm Mỹ có năm hộ đã giao mặt bằng nhưng ngăn cản thi công Trạm nghỉ của đường cao tốc. Các hộ dân cho rằng ranh giới giải phóng mặt bằng nằm trong phạm vi đất chưa bồi thường.
Đoạn cao tốc qua huyện Thống Nhất, một số hộ dân tự ý trồng ngô (mì) trong phạm vi ranh giải phóng mặt bằng của dự án. Việc làm tự phát này cần sớm được xử lý, nếu không sẽ có thêm nhiều người dân làm theo, lúc đó vấn đề sẽ rất khó giải quyết.
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, cho biết hiện tỉnh đã được Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây báo cáo về những vướng mắc nêu trên. Vấn đề này, lãnh đạo Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, địa phương; xem xét cụ thể từng trường hợp.
Tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị phải nhanh chóng xử lý các vướng mắc, bàn giao hoàn toàn mặt bằng cho Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây có chiều dài 55km với tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng; đi qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai; quy mô bốn làn xe chạy, hai làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế từ 100-120 km/giờ.
Từ tháng 2/2015, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây đã được đưa vào khai thác nhưng đến thời điểm này đơn vị quản lý tuyến đường này vẫn chưa có mặt bằng để triển khai các đường dân sinh, bảo vệ hàng lang an toàn giao thông.
Theo Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, trên tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện vẫn còn nhiều hộ không bàn giao, tái lấn chiếm mặt bằng.
Tại huyện Long Thành, có năm hộ dân chưa bàn giao, xây dựng lấn chiếm một phần ranh giải phóng mặt bằng.
Ở huyện Cẩm Mỹ có năm hộ đã giao mặt bằng nhưng ngăn cản thi công Trạm nghỉ của đường cao tốc. Các hộ dân cho rằng ranh giới giải phóng mặt bằng nằm trong phạm vi đất chưa bồi thường.
Đoạn cao tốc qua huyện Thống Nhất, một số hộ dân tự ý trồng ngô (mì) trong phạm vi ranh giải phóng mặt bằng của dự án. Việc làm tự phát này cần sớm được xử lý, nếu không sẽ có thêm nhiều người dân làm theo, lúc đó vấn đề sẽ rất khó giải quyết.
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, cho biết hiện tỉnh đã được Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây báo cáo về những vướng mắc nêu trên. Vấn đề này, lãnh đạo Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, địa phương; xem xét cụ thể từng trường hợp.
Tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị phải nhanh chóng xử lý các vướng mắc, bàn giao hoàn toàn mặt bằng cho Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây có chiều dài 55km với tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng; đi qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai; quy mô bốn làn xe chạy, hai làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế từ 100-120 km/giờ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.