Cầu Cao Lãnh: Điểm sáng kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Thị trường 24/06/2018 08:04

Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh là điểm kết nối mạng lưới giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nối đôi bờ sông Tiền và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang nói riêng và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

1 den trang

Cầu Cao Lãnh xuất hiện sừng sững giữa đất trời Đồng Tháp kết nối giao thông cho khu vực

 

Đồng bằng sông Cửu Long bị chia cắt bởi hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Việc nối liền hai bờ các con sông này chỉ được giải quyết tại các vị trí do QL1A cắt qua (cầu Mỹ Thuận qua sông Tiền và cầu Cần Thơ qua sông Hậu). Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã có quy hoạch phát triển tổng thể cả khu vực, trong đó có các dự án về hạ tầng GTVT, đặc biệt là hình thành trục dọc thứ hai (đường Hồ Chí Minh) song song với QL1A có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh - quốc phòng. Cầu Cao Lãnh là điểm vượt sông Tiền của đường Hồ Chí Minh tại vị trí gần phà Cao Lãnh hiện tại. Việc xây dựng cầu Cao Lãnh thay thế phà hiện tại là rất cần thiết, nối thông QL80, QL30, rút ngắn cự ly đi lại giữa Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp với Vĩnh Long, Tiền Giang và giảm tải đáng kể cho QL1A.

Thực hiện Nghị quyết số 38/2004/QH11 của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004 về chủ trương đầu tư xây dựng  đường Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 432/QĐ-BGTVT ngày 18/02/2005 giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi cầu Cao Lãnh cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh thực hiện.

Như vậy, từ năm 2005 dự án thuộc sự quản lý của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, do một số vấn đề về thu xếp nguồn vốn nên Bộ GTVT đã giao cho Ban QLDA Mỹ Thuận thực hiện công tác kêu gọi đầu tư.

Ông Trần Văn Thi - Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (trước đây là Ban QLDA Mỹ Thuận) chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm kiếm nguồn vốn và thương thảo với các nhà tài trợ như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Úc, qua đó thu hút được 1,5 triệu USD của Chính phủ Úc để bổ sung thêm kinh phí cho thực hiện hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đó, đơn vị cũng ký được Viện trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Úc (TA 7822-VIE ngày 4/7/2011 với giá trị 26 triệu USD) cho công tác tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát dự án thành phần 1, 2 của dự án Kết nối; Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc (Grant 0353-VIE ngày 16/10/2013 với giá trị 134 triệu USD) cho công tác thi công các gói thầu dự án thành phần 1 dự án Kết nối; đi đến Hiệp định vay với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (Loan 3013-VIE ngày 16/10/2013 với giá trị 450 triệu USD) cho công tác giải phóng mặt bằng, công tác thi công xây dựng dự án thành phần 1, 2 dự án Kết nối.

Với quá trình chuẩn bị của dự án kéo dài, phía nhà tài trợ đã khảo sát rất nhiều lần để đánh giá, lựa chọn vị trí cũng như hiệu quả đầu tư của dự án. Trong quá trình đó, đơn vị nhận thấy chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND tỉnh Đồng Tháp đã có các nghiên cứu, đánh giá dự án một cách rất tỉ mỉ, cẩn trọng. Bằng sự cố gắng và nỗ lực, cầu Cao Lãnh đã xuất hiện sừng sững giữa đất trời Đồng Tháp, đáp ứng lòng mong mỏi, sự hy vọng, niềm khát khao của người dân địa phương.

H1 - Cao lãnh - Mỹ Lệ (2)

Niềm vui của các công nhân khi cầu đã hoàn thiện để giúp người dân thoát cảnh lụy đò

 

Ông Trần Văn Thi cho biết, cầu Cao Lãnh đưa vào khai thác nối liền đôi bờ sông Tiền đã thực hiện được mơ ước bao đời nay của người dân trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân Đồng Tháp nói riêng, thoát khỏi cảnh“qua sông thì phải lụy đò”. Như vậy, thời gian lưu thông từ TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương trên tuyến và ngược lại được rút ngắn đáng kể, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao và giảm ùn tắc trên QL1, đồng thời kết nối giao thông thông suốt, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng cho khu vực.

Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan cũng như các tổ chức, cơ quan quốc tế. Đặc biệt, hơn 2.000 công nhân, kỹ sư đã không quản ngại khó khăn cùng Tổng công ty làm nên cây cầu Cao Lãnh có ý nghĩa rất quan trọng này

Ý kiến của bạn

Bình luận