Cầu Thăng Long thông xe sau sửa chữa

Giao thông 24h 07/01/2021 12:14

Sáng nay (7/1), cầu Thăng Long đã chính thức thông xe sau gần 6 tháng thi công. Kết quả thử tải, độ cứng của cầu tăng lên khoảng 2 lần.

6R4A8645
Cầu Thăng Long thông xe vượt tiến độ vào sáng 7/1.

Niềm vui xuân mới

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long đã về đích trước tiến độ 10 ngày. Việc hoàn thành dự án sửa chữa cầu Thăng Long sẽ kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả khai thác của toàn tuyến Vành đai 3 thành phố Hà Nội, góp phần quan trọng vào lưu thông và kết nối vận tải giữa Thành phố Hà Nội với sân bay Quốc tế Nội Bài và với các tỉnh thành trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông trong các tuyến đường cửa ngõ thủ đô Hà Nội đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Phát biểu tại Lễ thông xe, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng bày tỏ niềm vui mừng khi dự án sửa chữa cầu Thăng Long đã hoàn thành đúng dịp đầu năm 2021, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và phục vụ hiệu quả Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

6R4A8497
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Lễ thông xe cầu Thăng Long.

Phó Thủ tướng đánh giá, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và nghiêm túc để hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng. Đặc biệt trong cao điểm Tết Nguyên đán, công trình sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã biểu dương nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng các chuyên gia, đơn vị thi công,…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ GTVT và các cơ quan chức năng khai thác công trình đảm bảo tuyệt đối an toàn, hiệu quả, đặc biệt chú trọng kiểm soát tải trọng xe, ngăn chặn các hành vi phá hoại, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng của công trình. Ngoài ra, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng cần phát huy thành quả, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng để triển khai thực hiện các công trình khác có hiệu quả, chất lượng cao.

18a32b054008b056e919
Diện mạo mới của cầu Thăng Long sau khi hoàn thành Dự án sửa chữa mặt cầu.

Theo ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng nằm trên đường Vành đai 3 là một trong các tuyến đường huyết mạch với lưu lượng giao thông lớn. Việc sửa chữa sẽ đảm bảo giao thông đồng bộ trên Vành đai 3, giảm tải cầu Nhật Tân trên tuyến đường cửa ngõ của thành phố, tạo sự liên kết giữa các vùng. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức khai thác dự án, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện để bảo đảm tuổi thọ cho cầu.

6R4A8480
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại Lễ thông xe cầu Thăng Long.

Khối lượng đồ sộ

Chia sẻ về quá trình triển khai sửa chữa cầu Thăng Long, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đây là dự án có giải pháp kỹ thuật phức tạp lần đầu tiên được áp dụng trên quy mô và khối lượng lớn với các công tác chủ yếu: phân luồng tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận; làm sạch và sơn toàn bộ mặt cầu; hàn 1,4 triệu đinh neo; lắp đặt 800 tấn thép; đổ 2.000 m3 bê tông siêu tính năng; quét keo dính bám và thảm Bê tông nhựa polyme: 27.200 m2.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác kiểm soát tiến độ, chất lượng được thực hiện quyết liệt ngay từ khi triển khai thi công; Các cán bộ của Tổng cục, Ban QLDA thường xuyên có mặt tại công trường, phối hợp với các đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu để kịp thời giải quyết các vướng mắc, kiểm soát chất lượng, đôn đốc tiến độ. Các Nhà thầu tham gia dự án cũng đã triển khai với tinh thần quyết tâm cao, huy động tối đa các nguồn lực, tăng ca thi công (một số hạng mục công việc phải làm liên tục cả 3 ca) để đẩy nhanh tiến độ.

6R4A8463
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho biết, dự án được triển khai với tinh thần quyết tâm cao, huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ.

“Đến thời điểm hiện nay, công tác triển khai thi công đã đảm yêu cầu về tiến độ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Theo kết quả thử tải, độ cứng của cầu tăng lên khoảng 2 lần so với trước đây”, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện khẳng định. 

Công trình sửa chữa cầu Thăng Long do các đội ngũ khoa học, tư vấn, nhà thầu thi công trong nước thực hiện lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát công trình, qua Dự án các cán bộ, kỹ sư và công nhân trong nước đã tích lũy kinh nghiệm, làm chủ được các giải pháp công nghệ và sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng hiệu quả cho các công trình khác sau này.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ Tổng cục đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phối hợp với các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu khoa học (Trường Đại học GTVT, Hội Bê tông Việt Nam...), tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm, lập đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các công trình đã được sửa chữa thành công ở nước ngoài để tìm giải pháp phù hợp áp dụng trong sửa chữa mặt cầu Thăng Long. - Công tác chuẩn bị dự án được thực hiện từ tháng 11/2019 với khối lượng công việc rất lớn từ khảo sát, kiểm định cầu hiện hữu, đánh giá nguyên nhân hư hỏng, thực hiện các thử nghiệm trên mô hình và đề xuất phương án sửa chữa.

Trong quá trình thực hiện dự án bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (có thời gian phải thực hiện cách ly xã hội), tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ GTVT và sự quyết tâm của các đơn vị thực hiện dự án đến 24/4/2020 Tổng cục ĐBVN đã phê duyệt dự án đầu tư và đến 09/6/2020 phê duyệt hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công. Công tác triển khai thi công sửa chữa bắt đầu triển khai từ 16/8/2020.

6R4A8537
Nghi thức Thông xe Dự án sửa chữa cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long sau sửa chữa sẽ đảm bảo tuổi thọ trên 30 năm

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được nghiên cứu từ năm 1972,  được bắt đầu xây dựng từ năm 1974 bởi Trung Quốc và được Liên Xô hoàn thành vào năm 1985. Cầu được xây dựng với nhịp chính vượt sông: dài 1.680 m gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành 05 liên dầm liên tục mỗi liên có độ dài 336m. Cầu gồm 2 tầng: cầu đường sắt và xe thô sơ ở tầng dưới và cầu đường ô tô nằm ở tầng trên.

Sau hơn 15 năm khai thác phần mặt đường ô tô trên cầu chính đã xuất hiện các hư hỏng, với các đặc điểm kết cấu phức tạp (cầu dàn thép 2 tầng cho đường bộ và đường sắt, chiều dài nhịp lớn, giàn thép liên tục trên nhiều nhịp) mặt cầu phải chịu đồng thời các tải trọng xe chạy trên mặt cầu, tải trọng tầu hỏa, lực gió ngang, nhiệt độ,… tạo ra các dao động, chuyển vị, biến dạng lớn, đồng thời theo các phương khác nhau. Do vậy từ sau lần sửa chữa lớn năm 2009 và nhiều lần sửa chữa bảo trì, các hư hỏng trên mặt đường trong phạm vi giàn thép vẫn chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến lưu thông và an toàn giao thông

IMG_0625
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Bộ GTVT tham quan quá trình triển khai dự án.
6R4A8550
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng các đại biểu thăm quan cầu Thăng Long sau khi hoàn thành dự án sửa chữa.
6R4A8640
Theo kết quả kiểm định, đánh giá nguyên nhân gây hư hỏng mặt cầu Thăng Long của Tư vấn, kết hợp với nghiên cứu của Tư vấn KEI - Nhật Bản năm 2013 – 2014, nguyên nhân chính gây hư hỏng mặt cầu là do: Cấu tạo của bản mặt cầu là mỏng so với yêu cầu, độ cứng nhỏ, bản mặt cầu chịu kéo theo cả hai phương dọc và ngang; lớp bê tông nhựa thi công trên mặt cầu thép khó kiểm soát về độ chặt lu lèn và nhiệt độ, độ dính bám kém gây ra các hiện tượng phá hoại nứt, trượt lớp phủ.
6R4A8602
Trên cơ sở kết quả phân tích nguyên nhân hư hỏng, nghiên cứu so sánh các phương án, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và tổng hợp kinh nghiệm sửa chữa mặt cầu thép trên thế giới, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất của các nước, Tổng cục ĐBVN đã lựa chọn giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ: sử dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng (UHPC Rn ≥ 120Mpa) sau đó thảm bê tông nhựa polime, Tổng mức đầu tư 269,3 tỷ đồng. Với phương án này mặt cầu sẽ đảm bảo tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) tối thiểu là 30 năm và Lớp phủ bê tông nhưa Polime là 10 năm (theo tuổi thọ thông thường của vật liệu nhựa).
TVU00414
Được biết, trong quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long gần 6 tháng qua, các cơ quan, đơn vị đã vượt qua điều kiện thi công, thời tiết rất khắc nghiệt, hàng trăm kỹ sư, công nhân tích cực thi công 24/24h.
2
Lần sửa mặt cầu Thăng Long này được áp dụng công nghệ mới. Các đơn vị thi công đã bóc toàn bộ lớp bê tông nhựa cũ và tiến hành tẩy gỉ, sơn chống gỉ toàn bộ tấm thép mặt cầu. 
4
Sau đó toàn bộ cầu sẽ đóng khoảng 1,5 triệu đinh neo và đan lưới thép nhằm chống xô lệch bê tông; đổ bê tông; hấp nhiệt ở 80 độ C; chà nhám mặt bê tông và tiến hành trải nhựa; gia cố hộ lan;…
11
Hệ thống nhà mái che di động được lắp đặt trên ray trượt phục vụ quá trình đổ bê tông từng đoạn trên mặt cầu Thăng Long
Ý kiến của bạn

Bình luận