Cầu vượt bộ hành độc - lạ, xóa cảnh người Hà Nội sang đường 'tim đập chân run'

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Bạn đọc 11/05/2021 05:58

Cầu thép hình chữ Y đang được khẩn trương hoàn thiện để thỏa mong ước của người dân quận Thanh Xuân thoát khỏi cảnh "tim đập, chân run" mỗi khi băng cắt qua đường.


cau-vuot-bo-hanh-chu-y-3-1620365209002870620047

Cây cầu với góc nhìn từ trên cao, nằm tại ngã ba đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thị Thập, sát với công viên Thanh Xuân - Ảnh: Chí Cường

Chiều 7/5, công trường dự án xây dựng cầu vượt cầu vượt bộ hành hình chữ Y, nối giữa đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thị Thập và công viên Thanh Xuân, công nhân đang tất bật thi công để dự án kịp tiến độ hoàn thành cuối tháng 5 này.

Cầu bộ hành chữ Y được các chuyên gia đánh giá là công trình có tính thẩm mỹ cao, đẹp nhất trong các cầu bộ hành hiện nay trên địa bàn Thủ đô. Ngay cả những người dân sinh sống quanh khu vực có chiếc cầu vượt chữ Y đặc biệt này cũng tỏ vẻ thích thú và mong đợi đến ngày được sang đường một cách an toàn, tiện lợi.

Công trình được kỳ vọng sẽ đem lại an toàn cho người dân của các hộ chung cư và đặc biệt là học sinh một số trường học nằm quanh khu vực này. Đặc biệt, cây cầu sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân sinh sống ở đây khi từ nhà sang công viên Thanh Xuân tập thể dục, dạo chơi.

received_481049096509460.

Các kết cấu, hình thái ban đầu của công trình cơ bản đã hoàn thành. Hiện tại, các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để bàn giao công trình.

dsc-01511-cau-vuot-chu-y-1620492366567

Cây cầu được làm bằng thép, lắp ghép.

Buôn bán gần khu vực cầu vượt bộ hành hình chữ Y (phía đường Hoàng Minh Giám), chị Nguyễn Thị Minh vui mừng vì cây cầu bắc qua nút giao thông trọng điểm của quận Thanh Xuân đang thành hình và chuẩn bị đưa vào khai thác.

Chị Minh cho biết, giao thông trên tuyến đường này luôn 'căng như dây đàn' giờ cao điểm. Khi công viên Thanh Xuân mở cửa cho người dân vào đi dạo, vui chơi, tập thể dục thì lượng người sang đường rất đông, không chỉ người già đâu mà các cháu nhỏ cũng có nhu cầu sang công viên chơi.

"Cây cầu đi vào hoạt động sẽ giúp chúng tôi mỗi lần sang đường không còn phải trong cảnh tim đập, chân run như trước. Người dân vui mừng và ngày nào cũng đến họ chụp ảnh và chờ đợi tới ngày cây cầu chính thức đưa vào sử dụng”, chị Minh chia sẻ.

received_3717634921696109.

Đường Hoàng Minh Giám từ trước đến nay luôn là tuyến đường có mật độ giao thông qua lại rất lớn, nhất là vào giờ cao điểm.

dsc-01512-cau-vuot-chu-y-1620492369673

Công nhân đang thực hiện các nhịp dầm cầu thép

Anh Trần Quang Chiến (31 tuổi, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) cũng ra công trình cầu vượt bộ hành hình chữ Y để xem tiến độ thi công. Anh chia sẻ, nhiều năm nay, người dân chúng tôi luôn mong có cây cầu vượt bộ hành này. 

"Mong có cây cầu để đi lại cho thuận tiện, đặc biệt là con đường đến trường của các cháu học sinh sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Khi cây cầu được đưa vào sử dụng, sẽ thu hút nhiều người dân sang công viên Thanh Xuân tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe", anh Chiến vui mừng.

Cũng vui mừng như anh Chiến, ông Nguyễn Văn Ánh (75 tuổi) có chút lo lắng vì hiện có nhiều cây cầu vượt được xây dựng trên các tuyến phố ở Hà Nội gần như bị bỏ không do thói quen sang đường tùy tiện.

received_258847682640507.
 
cau-vuot-bo-hanh-chu-y-4-1620365209061425507953

Người dân hy vọng, Hà Nội cần nghiên cứu để xây dựng những chiếc cầu vượt hình chữ Y này nhiều hơn ở các điểm giao thông có ngã ba quan trọng. Với những chiếc cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường thuận tiện, đẹp về mỹ quan, chắc chắn người dân sẽ sử dụng nhiều hơn.

"Sắp tới, cầu vượt bộ hành hoàn thành, tôi hy vọng rằng người dân sẽ từ bỏ thói quen sang đường tùy tiện và có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan, giữ gìn vệ sinh để cây cầu này luôn bền vừng theo thời gian", ông Ánh chia sẻ.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội cho biết hiện nay đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện các hạng mục cuối. Dự kiến dự án sẽ kịp tiến độ, hoàn thành phục vụ người dân vào cuối tháng 5. 

Ý kiến của bạn

Bình luận