Một số trường hợp được Sở Giao thông vận tải bố trí tổ chức giao thông cho phép rẽ phải để giảm tải ùn tắc |
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại.
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn từ 16.8.2016. Theo đó, những tuyến đường và khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông sẽ có lực lượng CSGT đứng chốt.
Tuy nhiên, người dân được phép lưu thông khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ trong các trường hợp:
- Có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
- Có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;
- Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Do đó, trong một số trường hợp được Sở Giao thông vận tải bố trí tổ chức giao thông cho phép rẽ phải để giảm ùn tắc, ùn ứ giao thông như trên thì lực lượng CSGT sẽ không có căn cứ để xử phạt người tham gia giao thông theo quy định.
Tất cả những người điều khiển xe chở tôn, thép bằng xe 3 - 4 bánh đều biết rằng chở như vậy là phạm luật. Nhưng thực tế họ vẫn 'chấp nhận' nhận những chuyến hàng 'hở trước lòi sau' như vậy để... kiếm cơm.
Trường hợp vi phạm rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện vẫn bị lực lượng chức năng xử phạt, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng và tước GPLX 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng và tước GPLX 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.