Chiến dịch giành lại vỉa hè: Bài học từ Singapore

Ý kiến phản biện 12/03/2017 16:31

Dân số khoảng 5,5 triệu người sống co cụm trong diện tích bé nhỏ hơn 700 km2, Singapore được biết đến với quốc gia có hệ thống quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu thế giới.

 

Chiến dịch giành lại vỉa hè- Bài học từ
Con phố ẩm thực tại Singapore. Ảnh: Alamy.

Thủ tướng đầu tiên Singapore Lý Quang Diệu từng mong muốn đất nước này có diện tích rộng bằng một nửa Sài Gòn (gần 2.100 km2). Bên cạnh đó, trong chuyến thăm và làm việc với TP.HCM vào tháng 11/1993, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Mọi việc mua bán từ mép nhà trở vào”, ngụ ý nói chiến dịch thực hiện đường phố xanh - sạch - đẹp của Singapore.

Đến nay, Singapore trải qua nhiều cuộc cách mạng quy hoạch cơ sở hạ tầng, vỉa hè và có chiến lược xây dựng hợp lý, dài hơi. Trong khi đó, đô thị Việt Nam nói chung, đặc biệt ở các thành phố lớn vẫn tồn tại nhiều bất cập, lẩn quẩn trong bài toán "bắt cóc bỏ đĩa”.

Đảm bảo kế sinh nhai cho người bán hàng rong

Tại Singapore, các cửa tiệm ăn uống, bán đồ lưu niệm không có tình trạng chèo kéo khách, lấn chiếm vỉa hè. Thực khách ngồi ăn uống bên trong, chứ không phải ngay trên lề phố, vừa mất vệ sinh, vừa ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị như ở Việt Nam.

Từ những năm 1950, giới chức Singapore quyết tâm dẹp sạch hàng rong hoạt động trên vỉa hè, đường phố. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cướp đi nguồn sống của nhiều gia đình. Nhà chức trách đã thay đổi chính sách, chủ trương xây dựng chợ cùng khu vực bán hàng rong riêng biệt.

Khi Singapore ngày càng phát triển và trở thành một trong 4 con rồng châu Á, những khu vực bán hàng rong được quy hoạch thành các phố ẩm thực, quen thuộc và tiện lợi với người dân địa phương cũng như du khách.

Hơn nữa, những phố ẩm thực hoạt động tại các tuyến đường trong khung giờ cố định. Vào giờ giới nghiêm, đây trở thành khu vực dành riêng cho người đi bộ, cấm hoàn toàn xe cộ lưu thông. Người bán hàng đặt quầy dọc vỉa hè 2 bên đường, thực khách ngồi thưởng thức ngay dưới lòng đường.

Singapore cũng là một trong những quốc gia trên thế giới cấp phép hoạt động cho người bán hàng rong. Ngoài việc tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, họ cần đảm bảo môi trường cảnh quan xung quanh và không làm ảnh hưởng tới người đi bộ.

Singapore quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản. Chính phủ vừa thắt chặt, gìn giữ trật tự đô thị, cảnh quan, người kinh doanh vừa giữ được kế sinh nhai.

Vỉa hè không phương tiện giao thông

Hệ thống giao thông của Singapore có nhiều loại hình và hoạt động hiệu quả. Quốc đảo sư tử hiếm khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn, hay xuất hiện hình ảnh xe máy "vô tư" chạy lên vỉa hè.

Hơn nữa, áp lực hạ tầng giao thông cũng giảm đáng kể khi chính phủ có nhiều biện pháp thắt chặt, quản lý sở hữu phương tiện cá nhân. Người dân Singapore chủ yếu sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, taxi. Do vậy, không xuất hiện cảnh dãy xe máy xếp dọc lề đường, vỉa hè lấn chiếm lối đi bộ.

2 Chiến dịch giành lại vỉa hè- Bài học tu
Vỉa hè ở Singapore luôn ưu tiên người đi bộ. Ảnh: Getty.

 Hầu hết tuyến đường trung tâm ở Singapore đều cấm đỗ xe ở vỉa hè hoặc bên đường. Lòng đường hoàn toàn thoáng đãng, phục vụ lưu lượng xe lưu thông. Trên các tuyến đường vắng hoặc xa khu trung tâm, vẫn có một số bãi đỗ xe ven đường. Tuy nhiên, các điểm đỗ xe này đều tính phí nhằm gây sức ép tài chính lên lái xe.

Với những trường hợp đỗ xe không đúng nơi quy định, hình thức xử phạt rất nặng, khoảng hơn 200 USD. Tại hiện trường, chiếc xe vi phạm sẽ bị khóa bánh và không thể di chuyển nếu không đươc cơ quan có thẩm quyền mở ra sau khi chủ xe nộp phạt.

Ý kiến của bạn

Bình luận