Chuyến thăm "dát vàng" kéo dài của vua Ả Rập Xê Út tại Châu Á

Thị trường 17/03/2017 03:00

Trên thực tế, chính dầu mỏ, tài chính và vị thế địa chính trị đã thúc đẩy chuyến thăm lịch sử của nhà vua Salman đến Châu Á kéo dài nhiều tháng

 

photo-0-1489477471077-crop-1489477498567

Thị trường Châu Á đang ngày càng đóng vai trò quan trọng với Ả Rập Xê Út, nhất là khi nước này đang muốn cải tổ nền kinh tế, dựa dẫm ít hơn vào dầu mỏ.

 Chuyến viếng thăm của nhà vua Salman- Ả Rập Xê Út hiện đang thu hút được sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, nhưng hầu hết truyền thông chỉ chú ý đến vẻ hào nhoáng của sự kiện này cũng như độ giàu có của hoàng gia mà quên đi mất mục tiêu chiến lược đằng sau đó.

Theo Silk Road Associates, Châu Á là thị trường chiến lược cũng như trung tâm của Ả Rập Xê Út trong tương lai. Khu vực này chiếm 2/3 dân số thế giới, chiếm một nửa GDP toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chỉ có đi lên trong tương lai.

Với vị thế là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, lẽ đương nhiên các hợp đồng dầu mỏ sẽ là chủ đề chính trong chuyến viếng thăm của vua Salma. Vị lãnh đạo này đã đến Malaysia và Indonesia, sau đó đang hướng đến Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhu cầu dầu mỏ trong tương lai tại Châu Á tất nhiên sẽ ngày càng lớn khi kinh tế phát triển và đây là cơ hội không thể bỏ qua với Ả Rập Xê Út. Tổ chức FACTS Global Energy dự đoán nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng lên 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, trong đó 1 triệu thùng sẽ đến từ thị trường Châu Á.

Lẽ đương nhiên, Ả Rập Xê Út nhận ra được điều này và đang cố gắng để cạnh tranh, gây ảnh hưởng tại thị trường tiềm năng nhất thế giới.

Không riêng gì các nước mới nổi, kể cả nền kinh tế phát triển như Nhật Bản cũng nằm trong tầm ngắm của Ả Rập Xê Út. FACTS nhận định sớm hay muộn thì Nhật Bản cũng sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành khách hàng lớn nhất của Ả Rập Xê Út khi nước này không có nhiều tài nguyên dù kinh tế phát triển.

Thêm vào đó, Ả Rập Xê Út đang muốn hợp tác với Nhật để phát triển công nghệ, qua đó hạn chế sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Các nhà đầu tư Nhật cũng đang xem xét tham gia quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn dầu khí quốc doanh Aramco của Ả Rập Xê Út vào năm tới, vốn được mong chờ là vụ IPO lớn nhất trong lịch sử.

Trước đó tại Malaysia và Indonesia, Ả Rập Xê Út đã ký hợp đồng hóa lọc dầu trị giá 13 tỷ USD cũng như đảm bảo các hợp đồng dầu mỏ khác.

Riêng với Trung Quốc, ngoài vai trò là khách hàng lớn nhất của Ả Rập Xê Út, vua Salman còn kỳ vọng cường quốc Châu Á này sẽ cung cấp một lựa chọn mới cho nền kinh tế Trung Đông. Theo đó, Ả Rập Xê Út đan muốn giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và Trung Quốc có thể hợp tác với nước này, nhất là khi chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện dự án “Con đường tơ lụa” kéo dài tới tận Trung Đông nhằm thiết lập một vành đai kinh tế mới.

Ý kiến của bạn

Bình luận