Còn nhiều hành vi đi đường "kỳ quặc", còn tai nạn giao thông

Tác giả: Trần Thị Rum

saosaosaosaosao
26/02/2020 13:27

Không chỉ tranh làn, cướp đường nhiều người khi có va chạm thì sẵn sàng " ăn thua đủ" khiến bức tranh giao thông còn nhiều gam màu xám


IMG_6558
Nhiều người tham gia giao thông còn thiếu ý thức

Trong những năm gần đây, ATGT đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Trên khắp mọi nẻo đường, câu khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.

Tuy nhiên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),...Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Ngày 16/3/2019, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh nữ tài xế quay đầu xe ô tô trên cầu Cót (phường Yên Hòa, quận cầu Giấy Hà Nội) đúng giờ cao điểm, quát mắng những người đi xe máy vì không "nhường" cho xe quay đầu.

Sau đó vài ngày (29/3), dư luận được phen thót tim khi xem lại clip ghi lại pha bẻ lái của tài xế Đỗ Văn Tiến, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng cứu mạng hai nữ sinh. Cú đánh lái nhanh đã khiến xe tải của anh Tiến tông vào hai xe ô tô khác ở ven đường rồi lật ngang. Nguyên nhân bắt đầu từ việc hai nữ sinh đi xe máy bất cẩn đã va vào xe máy phía trước và ngã ra đường. Hai nữ sinh thì đi khỏi hiện trường rồi "im hơi lặng tiếng", bỏ mặc cho người lái xe dũng cảm chịu trận.

Tiếp đó, vào ngày 5/4, xuất hiện tiếp một clip ghi lại cảnh xe cứu hỏa làm nhiệm vụ trên đường Cao Xanh, Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) liên tục hú còi nhưng chiếc ô tô 4 chỗ màu trắng BKS 14A-291.10 đi phía trước vẫn ung dung không chịu nhường đường.

Trên đây chỉ là số ít những ví dụ về hành vi tham gia giao thông “kỳ quặc” của một bộ phận người Việt. Chính vì ý thức tham gia giao thông theo kiểu “kỳ quặc” như vậy đã khiến bộ mặt giao thông nước ta thêm phần hỗn loạn.

Không chỉ chen lấn, tranh cướp từng bánh xe mà nhiều người còn vô tư "lấn làn, tạt đầu, vượt đèn đỏ", gây ra nguy hiểm cho người khác nhưng khi có va chạm giao thông dù rất nhỏ cũng sẵn sàng lao vào hành hung người khác, trong đó có cả những vụ hành hung người nước ngoài.

Mỗi năm có hàng chục nghìn vụ TNGT trên cả nước, không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, mà còn gây ra hệ lụy lâu dài đối với hàng nghìn gia đình và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT và người ta thường chỉ đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo)...Nhưng có một sự thật (dù nhiều người không muốn thừa nhận) đó là trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ tai nạn thương tâm lại là do ý thức tham gia giao thông quá yếu kém.        .

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm TNGT. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần ỉàm giảm tai nạn giao thông cho xã hội đồng thời thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông?      .

Trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào về “Văn hóa giao thông”? Khái niệm văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm văn hóa nói chung. Văn hóa giao thông là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau .Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người khi tham gia giao thông.

Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như câp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yêu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác

Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận