Công nghệ 4.0:“Đòn bẩy” cho giao thông vận tải bứt phá

Tác giả: Hoàng Thạch

saosaosaosaosao
Ứng dụng 25/05/2019 08:23

Thời gian qua, ngành GTVT đã chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 của thế giới liên quan đến lĩnh vực GTVT, với mục tiêu nâng cao năng lực, chủ động tiếp cận, tham gia và nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào quản lý nhà nước, phát triển sản xuất của ngành ở tất cả các lĩnh vực: Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và logistics, công nghiệp GTVT, quản lý phương tiện và người lái, đảm bảo ATGT, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường trong GTVT, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… Đây sẽ là “đòn bẩy” quan trọng đưa ngành GTVT bứt phá.

 

check in VNA
Công nghệ giúp hành khách tự làm thủ tục khi lên máy bay

 Với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ của kỷ nguyên CMCN 4.0 như: Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (Cyber - Physical Systems) công nghệ na-nô vào thực tế quản lý và sản xuất của ngành GTVT, phấn đấu đến năm 2025 ngành GTVT sẽ đủ năng lực tiếp cận tham gia CMCN 4.0 ngang với trình độ của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Chủ động làm chủ công nghệ

Thời gian qua, các đơn vị trong ngành GTVT đã bám sát và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, qua đó cập nhật, nâng cao nhận thức về xu thế phát triển, nhận diện và đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với hoạt động quản lý, sản xuất của đơn vị, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình để tăng cường năng lực, chủ động tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

Xuất phát từ chủ trương trên, các đơn vị trong Ngành đã đẩy mạnh hiện đại hóa mô hình, nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước của các cơ quan tham mưu, giúp việc và quản lý của ngành GTVT theo định hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, tập trung, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của CMCN 4.0 đang đi vào thực tiễn cuộc sống của khu vực và thế giới; xây dựng kế hoạch, lộ trình và chương trình hành động cụ thể của các đơn vị thuộc ngành GTVT nhằm nâng cao năng lực chủ động tiếp cận, tham gia CMCN 4.0 tập trung các vấn đề cốt lõi: Nâng cấp, hiện đại hóa và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo tính kết nối liên thông thống nhất giữa Bộ GTVT, các cơ quan tham mưu, tổng cục, cục quản lý chuyên ngành trong và ngoài ngành GTVT; xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, tự động hóa các hoạt động quản lý chất lượng công trình, sản phẩm của ngành GTVT, điều hành, tổ chức vận tải và logistics, đăng kiểm chất lượng phương tiện, ATGT và dịch vụ công…

Bên cạnh đó, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực ngành GTVT phù hợp xu thế phát triển của CMCN 4.0; đổi mới cơ cấu ngành nghề, cơ cấu và trình độ của nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiếp cận, chủ động tham gia CMCN 4.0, hội nhập quốc tế.

Các đơn vị đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển ứng dụng công nghệ, đặc biệt chú trọng hợp tác, chuyển giao với các đối tác có kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng, khai thác, bảo trì quản lý chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, điều hành, tổ chức vận tải và logistics, đăng kiểm chất lượng phương tiện, ATGT và dịch vụ công…

Nâng tầm quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0

Tram Bac Ninh
Công nghệ thu phí không dừng

Mục tiêu đề ra là xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế của ngành GTVT, đáp ứng yêu cầu chủ động tiếp cận và tham gia CMCN 4.0; rà soát, lồng ghép các nội dung về tăng cường năng lực tiếp cận và ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong các chiến lược, chính sách phát triển ngành GTVT; đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, đề xuất mới các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới và thuận lợi trong công tác giám sát của các cơ quan nhà nước; điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các chính sách, văn bản QPPL nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

Cơ quan quản lý nhà nước ngành GTVT cần tiếp tục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ; nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và tự động hóa trong công tác quản lý, điều hành của Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc; tăng cường an toàn, an ninh mạng phù hợp với những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0; ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong triển khai dịch vụ công trực tuyến và xây dựng Chính phủ điện tử ngành GTVT; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa lớn phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển ngành GTVT; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong công tác điều hành, quản lý nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trực tuyến, cấp đổi Giấy phép lái xe, ATGT, đăng kiểm chất lượng phương tiện, quản lý cấp phép ra, vào cảng bến hàng hải và đường thủy nội địa, an ninh hàng không, quản lý cảng hàng không, sân bay, quản lý hoạt động bay…

Đưa CMCN 4.0 vào quản lý chất lượng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT

Đẩy mạnh cuộc CMCN 4.0 nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lý chất lượng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong kết nối hệ thống quản lý chất lượng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT, công nghệ quản lý rủi ro trong triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể, triển khai ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) nhằm số hóa các thông tin dữ liệu logic về kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình kết hợp với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

Bên cạnh đó, cần tập trung sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong các công đoạn đầu tư xây dựng công trình giao thông; sử dụng công nghệ hiện đại trong công tác khảo sát thiết kế như: Chụp ảnh hàng không sử dụng máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicles-UAV), công nghệ phần mềm xây dựng mô hình 3D trong công tác lập quy hoạch và thiết kế công trình giao thông; ưu tiên sử dụng các kết cấu mới, vật liệu mới có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt để nâng cao chất lượng, độ bền khai thác và hạ giá thành các công trình xây dựng giao thông.

Ngoài ra, cần ứng dụng các công nghệ hiện đại trong kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các công trình giao thông như các hệ thống cảm biến kiểm soát ứng suất, biến dạng công trình, các công nghệ hiện đại trong thi công xây lắp, xử lý nền móng công trình…

Đẩy mạnh cuộc CMCN 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng các sản phẩm công nghiệp ngành GTVT; xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, du lịch thông minh, đô thị thông minh…; rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0

Các cơ sở đào tạo nhanh chóng đổi mới chương trình, mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận cuộc CMCN 4.0, phát triển nguồn nhân lực liên quan như các ngành về trí thông minh nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), xe ô tô tự lái, Robotic…; chuyển dịch dần từ đào tạo truyền thống sang đào tạo online (E-learning); chú trọng nghiên cứu hệ thống đào tạo mới Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ 21 (21st Century Cyber - Physical Systems Education - CPS); tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ đã và đang được triển khai mạnh mẽ, trong đó tập trung vào phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, chú trọng phát triển các vật liệu na-nô, kết cấu nhẹ, thân thiên với môi trường vào thực tế sản xuất của ngành GTVT.

Năng lực quản lý nhà nước phải đáp ứng được CMCN 4.0

hoang ha
 

 Ông Hoàng Hà

Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ

Ngành GTVT chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của CMCN 4.0 liên quan đến lĩnh vực GTVT, nâng cao năng lực để chủ động tiếp cận, tham gia và nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào công tác quản lý nhà nước, phát triển sản xuất của Ngành ở tất cả các lĩnh vực: Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và logistics, công nghiệp GTVT, quản lý phương tiện và người lái, đảm bảo ATGT.

Một số ngành, lĩnh vực GTVT đã và đang làm chủ công nghệ 4.0. Để thực hiện thành công CMCN 4.0 thì vấn đề được đặt lên hàng đầu là quản lý nhà nước và điều hành sản xuất của ngành GTVT. Có thể coi vấn đề này là đầu não bởi khi quản lý đáp ứng được yêu cầu CMCN 4.0 sẽ là tạo đà cho cả guồng máy vận hành. Nếu quản lý nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 thì nó sẽ là rào cản, kìm hãm sự phát triển, làm chậm tiến trình ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển. Ví dụ, chúng ta ngồi ở đây có thể biết được trạng thái tất cả hệ thống cầu trên toàn quốc đang hoạt động thế nào, trạng thái giao thông ra làm sao, ATGT có vấn đề gì cần xử lý không?; thực trạng vấn đề sụt trượt, phòng chống thiên tai như thế nào?... Chúng ta ngồi ở đây có thể biết được hoạt động dịch vụ công như việc cấp phép ra vào cảng, quản lý phương tiện người lái đang thực hiện thế nào, soi chiếu quy trình đăng kiểm ra sao?... - đó là thực tế, là yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0.

.

Ý kiến của bạn

Bình luận