Công tác bảo trì đường bộ ở ĐB sông Cửu Long:Gặp khó vì thời tiết

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 24/08/2019 10:06

Trong những năm qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với triều cường kết hợp lũ dâng cao bất thường. Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở những vùng nông thôn, triều cường và lũ còn nhấn chìm nhiều tuyến quốc lộ gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

 

IMG_1177

Ông Nguyễn Văn Thành - Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ IV cho biết, vào tháng 10/2018 lũ đặc biệt cao và đã gây ngập sâu nhiều khu nội ô các tỉnh, thành phố trong khu vực, nhất là tại TP. Cần Thơ, các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng. Hiện nước lũ ở phía thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đã rút nhưng các địa phương vùng hạ nguồn như tỉnh Hậu Giang, TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang đã bị ngập do thủy triều dâng. 

Trên địa bàn quản lý của Cục Quản lý Đường bộ IV hiện có 6 tuyến quốc lộ với 37 điểm, đoạn ngập (QL1: 25 điểm, QL53: 8 điểm, QL54: 01 điểm, QL63: 01 điểm, QL91: 01 điểm, Nam sông Hậu: 01 điểm) do triều cường và lũ hàng năm. Do đó, công tác quản lý, bảo trì đường bộ khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn.

Các tuyến quốc lộ trên địa bàn đều là đường hẹp, nhà dân bám sát quốc lộ nên công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Mặt khác, khi thi công các công trình sửa chữa định kỳ trên tuyến (mở rộng lề, mở rộng bụng đường cong...) thường vướng đến đất của dân, trong khi nguồn vốn bảo trì đường bộ thì không bố trí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Các tuyến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý của Cục có tổng chiều dài gần 2.962km. Trong đó, Cục trực tiếp quản lý 2.448km, bao gồm 28 đoạn tuyến quốc lộ với 909km đường bê tông nhựa; 1.513km đường láng nhựa và 27km đường bê tông xi măng. Phần lớn các đoạn tuyến là đường cấp III, cấp IV (chiếm 97% tổng chiều dài), được đưa vào khai thác sử dụng đã lâu nhưng chưa được trung, đại tu theo quy định (khoảng 30%). Trong khi đó, vốn sửa chữa định kỳ hàng năm cũng không đáp ứng nhu cầu thực tế để sửa chữa và ngăn ngừa phát sinh hư hỏng mà chỉ mang tính chất chắp vá, hỏng đâu sửa đó. Quá trình khai thác sử dụng các tuyến đường dưới tác động, ảnh hưởng của môi trường và sự gia tăng phương tiện vận tải nặng (xe quá tải).

Đặc biệt trong những năm gần đây, các tỉnh trong khu vực Nam bộ tình hình mưa bão, triều cường diễn biến phức tạp (mưa lớn và nhiều đợt kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11) đã gây ra tình trạng đường xuống cấp, phát sinh hư hỏng rất nhanh như “ổ gà”, đùn lún, bong tróc nền mặt đường (đặc biệt các tuyến quốc lộ có lưu lượng xe lớn và có kết cấu là cấp phối tráng nhựa như QL1 Tiền Giang, QL61, QL54, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường Hành lang ven biển phía Nam... chiếm khoảng 25% tổng chiều dài đường đang quản lý, bảo trì)... tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT cao nếu không được ngăn chặn,  khắc phục sửa chữa kịp thời.

Một số tuyến quốc lộ đi qua các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ chạy dọc bờ sông như QL30, QL80, QL91...trong những năm gần đây đã xảy ra tình trạng sạt lở ta-luy, trượt trồi nền đường, lún sụt rãnh dọc gây mất ổn định công trình và mất ATGT. Nguyên nhân của tình trạng này là do mưa bão, triều cường, nước biển dâng diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, do đặc điểm khu vực ĐBSCL có nền đất yếu, tình trạng lún sụt nhanh gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, hàng năm đều phải thực hiện công tác vuốt dốc đường hai đầu cầu, cống do hiện tượng lún; xử lý sình lún nền mặt đường gây mất ATGT.

Trước những khó khăn trên, ông Thành cho biết Cục Quản lý Đường bộ IV đã cho cắm cọc thủy chí trung bình 200 m/cọc bên phải mép đường bị ngập nước. Cục đã cho đặt biển cảnh báo phía trước đoạn ngập, bố trí nhân công điều tiết giao thông và giúp đỡ các phương tiện bị chết máy trong vùng ngập; phối hợp với địa phương tuyên truyền thời điểm ngập trong ngày và ngày ngập trong tháng để người dân chủ động sắp xếp thời gian tham gia giao thông qua các đoạn ngập được an toàn, thuận lợi.

Sau khi kết thúc các đợt triều cường, mưa bão, đơn vị sẽ tiến hành sửa chữa khắc phục bão lũ bước 1 đảm bảo giao thông, đồng thời bố trí kịp thời kinh phí để xử lý ngay một số vị trí ngập nặng nhằm đảm bảo giao thông.

Về giải pháp căn cơ lâu dài, đơn vị cũng nhiều lần làm việc với địa phương để kịp thời giải tỏa nhà ổ chuột trên kênh rạch dọc theo tuyến quốc lộ, nạo vét bùn lắng và vớt rác, lục bình để khơi thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và xử lý nghiêm các vi phạm về chống ngập theo pháp luật. Đối với các khu đô thị mới cần quy định dành 10% quỹ đất để đào hồ sinh thái nhằm lấy đất để san lấp nền (giúp giảm nhu cầu khai thác cát từ sông khoảng 60 - 80%), vừa chống ngập úng khi mưa lớn và cung cấp nước sinh hoạt, vừa cải tạo khí hậu cho các khu đô thị, tiến tới xây dựng các “đô thị và làng sinh thái” - giải pháp đa mục tiêu cho vùng ĐBSCL về lâu dài.

Bên cạnh đó, Cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan các dự án xây dựng cơ bản phục vụ cho công tác tiếp nhận đưa vào khai thác sử dụng, tránh tình trạng hư hỏng nhiều trong thời gian bảo hành (hoặc kết thúc bảo hành).

Đơn vị mong muốn Tổng cục ĐBVN kiến nghị Bộ GTVT sớm giao kế hoạch chi để triển khai thi công các công trình sửa chữa định kỳ năm 2019, nhằm khắc phục các hư hỏng trên tuyến và thực hiện công tác phòng ngừa phát sinh hư hỏng do mưa bão gây ra q

Ý kiến của bạn

Bình luận