Công tác chuẩn bị cho một chuyến đi an toàn

Tác giả: Hoàng Thạch

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 29/07/2016 06:22

Chất lượng lao động nghề cá chưa cao, hiểu biết pháp luật của ngư dân hạn chế, thiên tai luôn rình rập khiến ngư dân không yên tâm bám biển.

anh 2

Hoạt động đánh bắt hải sản trên các ngư trường xa bờ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế lớn cho ngành Thủy sản mà còn góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, quyền và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lao động nghề cá chưa cao, trình độ học vấn của ngư dân còn thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế, lại hoạt động trong môi trường lao động nhiều rủi ro, thiên tai luôn rình rập khiến ngư dân không yên tâm, tự tin bám biển làm ăn dài ngày.

Việc đào tạo, cấp chứng chỉ cho thuyền viên tàu cá giúp ngư dân được trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống thường xảy ra trên biển như hỏng máy, thả trôi… Khi hoạt động trên biển, nếu tàu bị hỏng máy không khắc phục được thì thông thường chủ tàu phải nhờ các tàu đánh bắt gần đó đến lai dắt và mọi chi phí đều được chủ tàu bị hư hỏng chi trả. Số tiền này có thể tương đương với một chuyến và như vậy chắc chắn chuyến đi biển đó sẽ bị thua lỗ.

Tuy nhiên, ngoài những thiệt hại về kinh tế, không phải lúc nào thuyền viên cũng có thể liên lạc được với các cơ quan cứu nạn hay các tàu khác để nhận được sự trợ giúp. Đối với những tình huống trên, nếu được đào tạo kỹ thuật sửa chữa máy tàu hay cách sử dụng thiết bị thông tin liên lạc và cách khai thác thông tin khi tàu gặp sự cố trên biển, ngư dân có thể phần nào chủ động xử lý các tình huống trên biển.

Ngoài ra, để tự tin vươn khơi, vượt sóng, các thuyền viên tàu cá cũng cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức khác như: Giáo dục pháp luật; Luật Biển quốc tế, kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật khai thác hải sản; kiến thức phòng tránh bão; cứu hộ cứu nạn, an toàn cho người và tàu cá trên biển; sơ cứu người bị nạn, người bị ốm đau; kỹ thuật tự vệ khi có tàu nước ngoài, tàu lạ tấn công…

anh 1
Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trước mỗi chuyến đi

Đối với thuyền trưởng và người lái tàu:

- Nắm chắc tình hình luồng lạch, tình hình thời tiết khi xuất bến, vùng biển, ngư trường tàu hoạt động;

- Phổ biến hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá (không chạy cắt luồng tàu biển, cắt mũi tàu, cử người quan sát khi tàu hoạt động trên biển, nhất là trên những tuyến hành trình của tàu biển, ban đêm phải có đèn;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên khi làm việc trên biển;

- Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá về trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời bến;

- Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế trên tàu cá và xuất trình các giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền;

- Các tàu thuyền nên tổ chức đánh bắt theo tổ, nhóm, không đánh bắt tại nơi đầu luồng và trên luồng hành trình của tàu biển. Khi đánh bắt thủy sản phải thường xuyên liên lạc với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tự cứu nhau khi gặp nạn, sự cố trên biển trước khi có lực lượng TKCN chuyên nghiệp tới hỗ trợ;

- Thuyền trưởng phải kiểm tra trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời bến;

- Thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiểm tra trạng thái an toàn của tàu (thân vỏ, máy móc, ngư cụ…), trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn (cứu sinh - chất lượng của phao, cứu hỏa - đã có bình cứu hỏa chưa?), thiết bị thông tin (thử thiết bị ắc quy), phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, bảo hộ lao động); hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi tàu ra, vào bến đậu (kể cả đăng ký số điện thoại của một số thuyền viên với đài thông tin duyên hải khu vực), đảm bảo ATGT đường thủy nội địa, an toàn hàng hải;

- Chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế cho chuyến đi biển dài ngày;

- Nắm chắc tình hình luồng lạch (độ nông sâu, bãi bồi cạn), tình hình thời tiết khi xuất bến, vùng biển, ngư trường tàu hoạt động, mật độ tàu thuyền khu vực;

- Thuyền trưởng phải đảm bảo là đã hướng dẫn thuyền viên trên tàu cá thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc (không chạy cắt luồng tàu biển, cắt mũi tàu, cử người quan sát khi tàu hoạt động trên biển nhất là trên những tuyến hành trình của tàu biển, ban đêm phải có đèn); am hiểu các tín hiệu đèn, còi của tàu hàng để có thể chủ động tránh va trên luồng cũng như trên biển;

- Đăng ký vùng hoạt động, số thuyền viên làm việc thực tế trên tàu cá và xuất trình các giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền;

- Thuyền trưởng phải dự tính trước được những điểm có thể vào trú gió, bão khi đang hoạt động trên biển. 

Ý kiến của bạn

Bình luận