Công tác duy tu, bảo trì đường bộ ở Gia Lai:Khó khăn từ nguồn vốn

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 03/08/2019 07:41

Nhằm đáp ứng quá trình phát triển đô thị, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, những năm qua bên cạnh việc đầu tư, mở các tuyến đường mới, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến công tác duy tu, bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.

 

ảnh 2
Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đang bị hư hỏng nặng do thiếu nguồn vốn

Hiện nay, Sở GTVT tỉnh Gia Lai được ủy thác quản lý 4 tuyến quốc lộ qua địa phận tỉnh với tổng chiều dài 371km và 372km đường tỉnh được phân bổ trên 10 tuyến. 

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay trong tháng cuối năm 2018, Sở đã tổ chức đấu thầu công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên. Trong 3 năm qua, Sở đã thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường và cầu của 4 tuyến quốc lộ và 10 tuyến đường tỉnh. Đồng thời, Sở đã đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ duy tu, bảo trì đoạn tuyến QL2B, QL2C; xử lý các điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT tại vị trí “điểm đen” trên quốc lộ và đường tỉnh. Trong đó, đã xử lý “điểm đen” tại km409+330 đường Trường Sơn Đông; xử lý “điểm đen”, vị trí nguy hiểm tại km98+300, km99+900 trên QL25. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở đã xử lý “điểm đen” tại 5 nút giao với đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh TP. Pleiku gồm: Nút giao ĐT661, nút giao ĐT664, nút giao Ia Sao, nút giao Diên Phú, nút giao xã Gào.

Đồng thời, các đơn vị đã bổ sung hộ lan, tôn sóng một số vị trí mất ATGT trên các đoạn tuyến... Nhờ đó, nhiều tuyến đường đã xóa bỏ được những “ổ gà”, “ổ voi”, điểm mất ATGT, lún võng trên đường; sơn kẻ mặt đường, xử lý kịp thời các hư hỏng, xuống cấp.

Cùng với bảo trì, Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng TTGT, trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phối hợp với lực lượng Công an giao thông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nhằm giảm thiểu tình trạng xe chở quá khổ, quá tải trọng.

Theo đánh giá của Sở GTVT tỉnh Gia Lai, đến nay mạng lưới giao thông trên toàn tỉnh gồm cả đường bộ, đường thủy được đầu tư nâng cấp và phân bố tương đối phù hợp, đáp ứng tốt tình hình phát triển của tỉnh và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, với mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng khiến nhiều tuyến đường, nhất là đường liên tỉnh, liên huyện xuống cấp nhanh nên nhu cầu vốn để quản lý, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường là rất lớn. 

ảnh 1

Do nguồn kinh phí thiếu và về chậm nên không sửa chữa kịp thời khiến nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng trong mùa mưa ở Tây Nguyên

Theo lãnh đạo Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng, Sở GTVT tỉnh Gia Lai, khó khăn lớn nhất trong công tác duy tu, bảo trì đường bộ ở địa phương hiện nay không phải là mặt bằng, nhân công mà là vốn. Bởi hằng năm, nguồn vốn ngân sách dành cho công tác này ước chỉ đạt 45% so với nhu cầu sửa chữa. Hiện nay, phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, mặt đường ngày càng hư hỏng xuống cấp, đồng thời còn một số tuyến mặt đường chỉ rộng 3,5m gây khó khăn cho việc lưu thông. 

Như vậy có thể thấy, khối lượng sửa chữa, bảo trì đường bộ của tỉnh là rất lớn, trong khi nguồn vốn cấp không những thiếu mà còn bị chậm. Nguồn kinh phí của Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh từ nguồn ngân sách Trung ương cấp bổ sung (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ) có những thời điểm cấp về chậm (khoảng tháng 6, tháng 7, khi đó đã bước vào mùa mưa), do đó việc triển khai thi công không thuận lợi, ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung. 

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác duy tu trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, thời gian tới Sở sẽ đánh giá lại thực trạng duy tu, sửa chữa hệ thống đường bộ, tích cực phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về tình hình quản lý hành lang đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới, tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng, bền vững, thân thiện với môi trường. Đồng thời, Sở tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các tuyến đường đã được phê duyệt, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn.

Với nguồn kinh phí hạn hẹp, Sở GTVT tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên sửa chữa những điểm hư hỏng nặng, những tuyến đường xung yếu có lưu lượng phương tiện lưu thông lớn. Sở cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, rà soát những điểm hư hỏng trên toàn tỉnh để kịp thời khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi lạ

Ý kiến của bạn

Bình luận