Hệ thống đường giao thông được ví như mạch máu trong cơ thể nền kinh tế đất nước. Do đó, hệ thống "mạch máu" này cần được tổ chức tốt, vận hành tốt thì mới thúc đẩy nền kinh tế cả nước đi lên. Theo số liệu thống kê của Tổng cục ĐBVN, hiện nay hệ thống quốc lộ toàn quốc có 154 tuyến với tổng chiều dài hơn 24.600 km và mới chỉ có 1.163 km đường bộ cao tốc. Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam được đánh giá là còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trên một số tuyến quốc lộ huyết mạch, tình trạng ùn tắc, mất trật tự ATGT thường xuyên xảy ra. Do vậy, vấn đề cần thiết phải thực hiện là nâng cấp, mở rộng xây dựng mới các tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước và đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn của người dân.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Chính phủ giao Bộ GTVT phê duyệt 12 dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 30/6/2022; đảm bảo khởi công trước ngày 31/12/2022; triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/3/2023. Các địa phương bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20/11/2022; bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023. Theo Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT được bố trí hơn 304.104 tỷ đồng vốn ngân sách. Trong dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án. Do là nguồn vốn đầu tư công nên trong quá trình sử dụng sẽ dễ xảy ra tình trạng thất thoát và lãng phí hơn so với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác. Vì vậy, công tác lập tổng mức đầu tư cần phải hết sức được chú trọng để hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra. Trong một số các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được hoàn thành gần đây, có rất nhiều các dự án mà vốn đầu tư được quyết toán vượt nhiều lần so với tổng mức đầu tư được lập ban đầu, gây khó khăn cho việc bố trí sắp xếp nguồn vốn hoặc các dự án có tổng mức đầu tư sau khi thẩm định lại giảm (do các sai sót trong quá trình lập)... Nghiên cứu về công tác lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn đầu tư công ở Việt Nam là một đòi hỏi cần thiết để xây dựng cơ sở khoa học vững chắc, góp phần nâng cao chất lượng công tác này.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.