Doanh nghiệp của Mỹ Workhorse đã chế tạo một hệ thống có tên “HorseFly” – thứ có thể đáp ứng những điều luật mới nhất của Cục Hàng không Liên bang FAA.
Cỗ máy này có thể di chuyển với tốc độ 50 dặm/giờ, mang được 10 pound (tương đương khoảng 4,5kg) hàng hóa và bay được trong 30 phút. Ý tưởng của Workhorse là họ sẽ đề địa chỉ ở dặm cuối cùng – nơi mà những chiếc xe tải không thể đi tới như những vùng nông thôn.
Đầu năm nay, FAA đã ban hành điều luật mới cho các phương tiện trên không được vận hành tự động. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là các phương tiện này bắt buộc phải ở trong tầm nhìn thấy của người vận hành, một điều gây trở ngại cho kế hoạch của Amazon đối với hình thức vận chuyển này.
Giải pháp của Workhorse là đặt liền 3 cỗ máy này ở bên ngoài xe tải, do vậy chúng hoàn toàn ở trong tầm kiểm soát của tài xế. Steve Burns, CEO của Workhorse cũng đã tuyên bố xác nhận điều này.
“Chúng tôi đã đặt phương tiện giao hàng của mình ngay trên nóc xe tải, dù rằng những hiệu quả mang lại không tốt bằng việc đặt chúng ở khoảng cách 30 dặm nhưng đang có những tín hiệu khá lạc quan.” Burns trả lời cuộc phỏng vấn của CNBC trên truyền hình vào thứ 5 vừa qua.
Burns lý giải rằng hình thức giao hàng tự động này rất hấp dẫn nếu nhìn vào góc độ chi phí. Ông nói rằng khoản tiền trả cho các tài xế là 30$ đến 40$/giờ và có thể vận chuyển tối đa 150 đến 200 gói hàng. Trong khi đó với hình thức tự động, họ chỉ tốn 2 cent/dặm cho tiền điện và tất nhiên không cần trả lương cho tài xế.
Đi từ giải pháp truyền thống sử dụng hệ thống xe tải có người lái cho đến việc đầu tư vào giao hàng tự động chỉ là bước đầu cho kế hoạch của Workhorse.
“Cũng như rất nhiều hình thức công nghệ mới ra đời, bạn thường hướng tới những thành quả ban đầu khá khiêm tốn. Chặng đường dài đến những vùng nông thôn và ngoại ô là khoản chi phí lớn bởi việc phải sử dụng tài xế hoặc xe hàng. Đó là lý do bạn nên đến với chúng tôi. Nếu bạn thường tưởng tượng đến một cỗ máy có thể bay đến tận nóc một tòa nhà, và có một khoảng đất để mọi người có thể nhận hàng, đó chính xác là những gì chúng tôi có thể tạo ra cho bạn.”
Đằng sau những điều luật của Mỹ
Tất nhiên, Amazon vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ không người lái này. Những vụ đăng ký bản quyền gần đây đã cho thấy các kế hoạch tiềm năng của công ty với các thiết bị tự động được đặt trên cao như các cột đèn – thứ có thể sẵn sàng được triển khai vào bất kỳ lúc nào.
Thế nhưng với những điều luật của FAA gần đây, Amazon đang gặp khá nhiều trở ngại. Điều này cũng khiến doanh nghiệp thương mại điện tử khổng lồ của Mỹ quyết định hợp tác với chính phủ Anh để thử nghiệm công nghệ vận chuyển tự động tại các vùng nông thôn và ngoại ô của Anh.
Burns cho rằng ngành công nghiệp không người lái đã rất “thất vọng” với những điều luật mới nhất của FAA, nhưng những nhà ban hành luật pháp cũng khẳng định rằng, các doanh nghiệp vẫn có thể vận hành nếu họ chứng minh rằng họ vẫn sống tốt cùng những điều luật này. Đây cũng chính là lợi thế mà Workhorse có thể tận dụng.
Workhorse đang phát triển và thử nghiệm thiết bị không người lái HorseFly với Đại học Cininnati và hi vọng có thể phát hành cho các khách hàng trong năm nay.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.