Bộ turbo tăng áp RAAX tường được trang bị trên chiếc Audi A3 2016. |
Kể từ năm 2011, Continental đã chính thức tham gia vào thị trường sản xuất turbo tăng áp trên xe hơi và nhanh chóng trở thành người đứng đầu lĩnh vực này với các sản phẩm sáng tạo và nhiều giải thưởng. Có thể kể đến như động cơ xăng tăng áp 1.0 lít EcoBoost của Ford, đã được bình chọn là "Động cơ quốc tế của năm" 3 năm liên tiếp (năm 2012, 2013, 2014). Động cơ EcoBoost được trang bị công nghệ tăng áp của Continental.
Vào năm 2015, Continental lại một lần nữa giành chiến thắng mới với giải thưởng công nghệ cao nhất thế giới trên động cơ xăng của chiếc xe thể thao hybrid BMW i8 - động cơ xăng I3 có turbo tăng áp của Continental với công suất 231 mã lực, kết hợp cùng động cơ điện công suất 131 mã lực, đem lại tổng công suất 362 mã lực.
Đặc biệt, động cơ tăng áp này chỉ có 3 xy-lanh với dung tích chỉ 1,5 lít trang bị bộ tăng áp của Continental cho công suất 231, mô-men xoắn cực đại 320Nm, có thể chịu được nhiệt độ xả trên 1.000 độ C đã đưa ra các tiêu chuẩn mới về hiệu suất của động cơ tăng áp.
Với những thành công đã đạt được, Continental tiếp tục phát triển mạng lưới cung cấp các sản phẩm turbo tăng áp của mình tại những thị trường khác ngoài Châu Âu như Trung Quốc và Bắc Mỹ. Hiện tại Continental đã bắt đầu việc sản xuất bộ tăng áp cho động cơ thế hệ mới có tên RAAX tại nhà máy thuộc khu vực Jiading, một vùng ngoại ô của Thượng Hải, Trung Quốc. Nhà máy này với diện tích khoảng 2.000 mét vuông, với tổng số lao động khoảng 1.600 người là nơi đang sản xuất hàng loạt các sản phẩm của Cotinental, bao gồm cả hệ thống ABS. Trong tương lai, quy mô nhà máy sẽ được mở rộng với tổng mức đầu tư dự kiến 10 tỷ Euro.
Bộ turbo tăng áp RAAX mới được phát triển bởi Continental trên nền tảng động cơ 2.0l TFSI EA888 của tập đoàn Volkswagen và sản xuất ở Châu Âu từ năm 2016 trên chiếc Audi A3.
Công nghệ turbo tăng áp RAAX giúp cải thiện hiệu suất làm việc của động cơ. So với những loại turbo tăng áp xăng phổ biến nhất hiện nay là loại tăng áp kiểu radial, có dòng khí thải xoáy lốc tới bánh tua-bin thì turbine tăng áp mới của Continental có một dòng chảy theo trục xuyên tâm đi thẳng vào bánh tua-bin. Điều này giúp cho giảm đáng kể kích thước của bánh xe tuabin và giảm thời gian quán tính, độ trễ của dòng khí thải khoảng 40%. Như vậy, công nghệ turbo tăng áp RAAX giúp làm việc nhanh hơn để đáp ứng thay đổi tải động cơ và độ trễ turbo được giảm thiểu.
Ngoài ra, trên van xả áp lực của turbo còn tích hợp cơ cấu truyền động điều khiển điện tử nhằm ngăn chặn áp lực tăng lên quá nhanh khi động cơ hoạt động công suất cao, giảm nguy cơ quá nhiệt cho động cơ.
Tại thị trường Trung Quốc, động cơ xăng tăng áp 2,0 lít áp dụng công nghệ RAAX này sẽ được trang bị trên chiếc SUV Volkswagen Teramont, tiếp đến là chiếc Tiguan và các mẫu xe có khối lượng lớn khác. Theo kế hoạch cho năm 2018, sau khi trình làng thị trường Trung Quốc, Continental sẽ kết hợp cùng Volkswagen sản xuất động cơ tăng áp RAAX cho thị trường Nam Mỹ, tại nhà máy Continental ở San Luis Potosi, Mexico.
Ông Udo Schwerdel, người đứng đầu dòng sản phẩm Turbochargers của Engine Systems, cho biết: "Chúng tôi đang bước vào thị trường Trung Quốc với công nghệ turbine tăng áp tiên tiến giống hệt chúng ta đang sử dụng ở châu Âu để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt của châu Âu. Chúng tôi sử dụng quy trình sản xuất được chuẩn hóa và sản xuất thiết bị trên tất cả các hoạt động của chúng tôi trên toàn thế giới. Tất cả các quy trình cốt lõi mà chúng tôi phát triển cho hệ thống sản xuất tự động cao của chúng tôi ở Trutnov (Châu Âu) cũng sẽ được sử dụng trong Jiading (Trung Quốc) và San Luis Potosi (Bắc Mỹ). Điều này sẽ đảm bảo cho chúng tôi một vị thế vững chắc trong thị trường ô tô lớn nhất thế giới.”
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.