CSGT Suối Tre bắn chết đồng đội: Có nhiều việc không thể khai nhận

Đường dây nóng 24/06/2015 21:14

Bị cáo Vinh có nhiều lời khai không thể khai được cho cơ quan điều tra.

bct
Bị cáo Ngô Văn Vinh được dẫn giải đến tòa.

Được nói lời sau cùng, bị cáo Vinh đã gửi lời xin lỗi với chị Vân (vợ nạn nhân) và 2 con của bị hại, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai cũng như đơn vị đã gây sự việc. Bị cáo mong muốn được trả hồ sơ cho Cục Điều tra Viện Kiểm sát Tối cao để điều tra lại từ đầu. Bị cáo Vinh có nhiều lời khai không thể khai được cho cơ quan điều tra.

Luật sư Khưu Thanh Tâm, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Ngô Văn Vinh nói, có khả năng thân chủ của ông sẽ kháng cáo bản án của TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên.

Chiều 22/6, HĐXX tuyên phạt bị cáo Vinh 9 năm tù về tội “Giết người”. Bị cáo Vinh phải bồi thường cho gia đình nạn nhân tổng cộng gần 180 triệu đồng và cấp dưỡng cho 2 con của nạn nhân đến khi trưởng thành.

Trong phần tranh luận, luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh, bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại Trần Ngọc Sơn - Phó trưởng Trạm CSGT Suối Tre lập luận, quá trình điều tra có vi phạm tố tụng nhưng không cần phải trả hồ sơ để điều tra lại. Vụ án có sự khác biệt về mã số khẩu súng và luật sư Vinh cũng quan ngại, khẩu súng bị cáo sử dụng có được cấp phép hay không?

Phản biện lại lập luận của luật sư đồng nghiệp, luật sư Vinh nói, vấn đề không tịch thu camera được gắn chiếu ở phía cổng ra vào và hai bên hông mà không gắn ở hiện trường vụ án nên cũng không cần thiết để trả hồ sơ điều tra bổ sung.

toa
Bị cáo Vinh nghe tòa tuyên án.

Vấn đề nhập tách vụ án, luật sư Vinh phân tích, bị cáo Vinh phạm tội “Giết người” nên nhập hay tách không làm thay đổi nội dung vụ án. Lời khai nhân chứng phù hợp với hiện trường, lời khai của bị cáo phù hợp với các nhân chứng và kết quả khám nghiệm hiện trường. Bị cáo thừa nhận đã bắn chết anh Sơn.

Động cơ để vụ án xảy ra do bị cáo Vinh bị anh Sơn đấm thì mới nảy sinh giết anh Sơn là không đúng sự thật. Qua 2 phiên tòa, tất cả lời khai của nhân chứng là đồng nghiệp, bạn bè đều đã xác nhận bị cáo Vinh và các nhân chứng không có mâu thuẫn với nhau. Thậm chí, anh Phú bị bắn vào chân nhưng không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đòi bồi thường dân sự.

Luật sư Vinh tiếp tục cho phần bào chữa, bị cáo đã nói sai sự thật khi bị hại đã chết. Bị cáo Vinh thừa nhận đã đánh anh Sơn vào cổ tại quán Hân Linh. Bị cáo hằn học vì sao anh Sơn không bênh vực tại quán. Ý thức của bị cáo đã hình thành mâu thuẫn từ quán Hân Linh.

Động cơ này đã dập tắt từ khi bị cáo về phòng. Ý thức này vẫn còn khi bị cáo rút súng ra khỏi bao để dưới gối và đã mở chốt an toàn. Ý thức này đã hình thành xâu chuỗi. Bị cáo hiểu rất rõ về khẩu súng này khi đã tước súng ra khỏi bao.

“Bị cáo khai anh Sơn đấm bị cáo từ 1 - 2 cái. Bị cáo rút súng ra và bắn 2 phát. Anh Phú đã trúng đạn và la lên. Nếu bị cáo không có ý thức bắn anh Sơn thì phải rụt lại và buông súng. Anh Sơn chỉ nắm được cổ tay bị cáo nên bị cáo vẫn có thể xoay được cổ tay và có chủ ý giết anh Sơn”, luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh đã đặt ra tình huống.

Vết thương trúng vào anh Sơn có 2 vết: Vết thứ 1 trúng đùi và vết thứ 2 trúng bụng từ sau ra trước nám đen, chứng tỏ viên đạn được bắn ra rất gần. Khi thực hiện hành vi, bị cáo quyết tâm thực hiện đến cùng. Trong suốt quá trình điều tra, bị cáo Vinh chưa biết ăn năn hối cải về hành vi của mình.

Cả 2 lần xét xử, bị cáo có lời khai khác nhau. Vụ án xảy ra rất đau lòng, nạn nhân đã chết, một số chiến sĩ bị kỷ luật. Tại tòa, bị cáo còn nêu lên có nhân vật quan trọng nào đó, bị cáo bị ép cung…

Luật sư Vinh cho rằng, các đồng nghiệp sẽ rất buồn với lời khai của bị cáo Vinh tại tòa. Bị cáo không đưa ra lời xin lỗi gia đình bị hại đã chứng tỏ bị cáo không ăn năn hối cải. Bị cáo có đáng được khoan hồng hay không?

Về phần trách nhiệm dân sự, số tiền 3 tỉ đồng gia đình nạn nhân đưa chỉ là sơ bộ. Hai đứa con của anh Sơn mất đi tình thương của cha, chị Vân (vợ bị hại) mất đi tình thương yêu của chồng. Tình cảm mất chồng, mất cha của gia đình anh Sơn là vô hạn. Gia đình bị cáo không biết chia sẻ những mất mát của gia đình anh Sơn mà chỉ đưa ra đơn yêu cầu bãi nại.

“Bị cáo ở tù vài năm còn có thể ra tù để gặp lại vợ con và có thể làm lại nhưng gia đình anh Sơn thì không thể”, luật sư Vinh nói.

Viện Kiểm sát tranh luận về phần tội danh của luật sư bào chữa cho bị cáo Vinh đã không đưa ra hành vi của bị cáo đúng hay sai, phù hợp với bị cáo hay không? Quá trình điều tra lại, lời khai của các nhân chứng là hoàn toàn phù hợp là một căn cứ để xem xét, để nhận định.

Trong phần tố tụng, luật sư của bị hại đã nêu, qua ý kiến của luật sư bị cáo có nêu biên bản khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường chênh nhau 30 phút. Viện Kiểm sát đưa ra quan điểm, kết quả khám nghiệm hiện trường và kết quả khám nghiệm tử thi có chênh nhau nên hai biên bản khám nghiệm hoàn toàn phù hợp.

Viện Kiểm sát đưa ra lập luận về việc tách vụ án ra là cần thiết. Trong một phiên tòa, bị cáo Vinh không thể tham dự với 2 tư cách vừa là bị cáo và vừa bị hại. Nếu nhập 2 vụ án lại là sai nguyên tắc xử lý. Viện Kiểm sát nêu lên quan điểm, nếu có thu thập hình ảnh camera tại Trạm CSGT Suối Tre cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Đối với các biên bản lấy lời khai ban đầu, điều tra viên có thiếu sót không ký tên vào biên bản đã được Viện Kiểm sát ghi nhận và sẽ có kiến nghị với cơ quan điều tra.

“Quá trình điều tra, cơ quan điều tra thu giữ điện thoại của bị cáo nhưng không ghi vào biên bản tang vật cũng không làm thay đổi kết quả điều tra vì tất cả các cuộc gọi đều đã được bị cáo Vinh thừa nhận”, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai khẳng định.

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Vinh giữ nguyên quan điểm về tố tụng trong cách chứng minh của Viện Kiểm sát “chưa tâm phục khẩu phục”. Lời khai của nhân chứng Lâm là cơ sở để thực nghiệm điều tra. Đại diện Viện Kiểm sát chưa kết luận 2 viên đạn trúng vào anh Sơn là hoàn toàn đúng tội. Tuy nhiên, đường đạn bắn từ sau ra trước đã gây ra cái chết cho anh Sơn chưa được làm rõ.

Biên bản thu giữ được 8 vỏ đạn và 7 viên đạn, còn lại 1 viên vẫn chưa được làm rõ. Tại hiện trường, vết có vết máu rất lớn nhưng không đưa vào biên bản khám nghiệm hiện trường để xác định là máu của ai. Luật sư bào chữa cho bị cáo Vinh không đồng ý tội danh “Giết người” mà xem xét tội danh “Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh”.

Bị cáo Vinh một mực xác nhận, vụ án đã được bóp méo do tác động của nhiều người. Lời khai của các nhân chứng là sai. Camera sẽ nhìn được thấy tổ công tác về trước hay sau. Nhân chứng Hảo cũng không thể có mặt trong phòng vì Hảo khai chui xuống gầm giường và qua bên kia để cứu Phú là không thể.

Luật sư Vinh đề nghị bị cáo Vinh phải bị có hành vi “Giết nhiều người”, áp dụng thêm tình tiết tăng nặng, quyết tâm thực hiện hành vi đến cùng. Bị cáo không ăn năn hối cải. Tất cả các đồng nghiệp ngồi ở đây đều sai hết, trong khi chỉ có mỗi mình bị cáo đúng, bị cáo xúc phạm đến cả lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.

Được nói lời sau cùng, bị cáo Vinh đã gửi lời xin lỗi với chị Vân (vợ nạn nhân) và 2 con của bị hại, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai cũng như đơn vị đã gây sự việc. Bị cáo mong muốn được trả hồ sơ cho Cục Điều tra Viện Kiểm sát Tối cao để điều tra lại từ đầu. Bị cáo Vinh có nhiều lời khai không thể khai được cho cơ quan điều tra.

Bị cáo mong HĐXX xét xử công tâm. Camera ghi lại được những người ra vào cổng để làm rõ tính chất khách quan của vụ án.

Sau phần nghị án, HĐXX đã tuyên án. HĐXX xét thấy, bị cáo chỉ thừa nhận giằng co nhưng không thừa nhận bắn chết Thiếu tá Sơn. Tài liệu hồ sơ vụ án có đủ căn cứ kết luận, do mâu thuẫn với Thiếu tá Sơn tại quán karaoke, do anh Sơn không bênh vực khi bị cáo bị Chí đánh. Bị cáo Vinh đã về cơ quan lấy súng đi tìm anh Sơn để giải quyết mâu thuẫn. Bị cáo còn có hành vi bắn liên tục nhiều phát làm cho Phú bị thương và anh Sơn thiệt mạng.

HĐXX đánh giá, bị cáo Vinh khi phạm tội là Đại úy, là Đảng viên nhưng không tu dưỡng đạo đức, tác phong của người chiến sĩ công an. Bị cáo giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi tiêu cực dẫn đến cái chết cho nạn nhân Sơn và làm bị thương đồng đội.

Tại tòa, bị cáo Vinh khai báo không trung thực và khai báo quanh co gây khó khăn cho quá trình điều tra nên phải áp dụng mức án nghiêm khắc mới đủ tính răn đe. Bị cáo phạm tội lần đầu, đã bồi thường một phần thiệt hại cho gia đình anh Sơn. Bản thân bị hại cũng một phần có lỗi nên xem xét giảm cho bị cáo một phần hình phạt.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Vinh 9 năm tù về tội “Giết người”. Bị cáo Vinh phải bồi thường cho gia đình nạn nhân tổng cộng gần 180 triệu đồng và cấp dưỡng cho 2 con của nạn nhân đến khi trưởng thành.

Ý kiến của bạn

Bình luận