Giảm thiểu rác thải nhựaTheo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, các hoạt động tuyên truyền ý nghĩa đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đều có thể làm cho thế giới của chúng ta trở nên sạch hơn. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là thực hiện mục tiêu kép là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta thêm xanh, sạch, đẹp và phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.Một trong những nội dung chính của chiến dịch năm nay là xoay quanh chủ đề giảm thiểu rác thải nhựa. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào này mạnh mẽ hơn.Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, để thực hiện Chỉ thị số 33 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố Kế hoạch hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường. Hiện, các bộ, ngành cũng đề ra lộ trình hành động giảm thiểu chất thải nhựa theo từng lĩnh vực, đặc biệt sẽ tập trung vào thực hiện 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) chất thải, coi chất thải là tài nguyên.Phong trào chống rác thải nhựa trong hơn một năm qua là minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, từ việc ban hành các chính sách đến các đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như thay đổi nhận thức trong cộng đồng và từng người dân.Về hành động thực tế, chuyển động lớn nhất từ phía người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhựa là việc 13 doanh nghiệp bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì (PRO Vietnam). Đây là những tập đoàn, công ty lớn về đồ uống, thực phẩm có sử dụng khối lượng lớn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Họ đã cùng cam kết hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, trong đó toàn bộ bao bì của các doanh nghiệp thành viên sẽ được tái chế vào năm 2030.Ngoài ra, rất nhiều hoạt động giảm thiểu, tái chế, thay thế túi ni lông bằng sản phẩm thân thiện môi trường được triển khai tự phát hoặc ở nhiều quy mô, như mô hình quán cà phê xanh sử dụng ống hút tre, Hội Phụ nữ phát làn đi chợ cho hội viên, khuyến khích sử dụng túi giấy, gói hàng bằng lá chuối… Những hoạt động khởi động ban đầu như trên đã lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đang thay đổi nhận thức trong từng người dân.Về chính sách, trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trưởng tham mưu chi tiết hóa trong Luật trách nhiệm người sản xuất, người sử dụng đối với sản phẩm thải bỏ, trong đó có nhựa sử dụng một lần. Luật cũng quy định về nguyên tắc các loại thuế, phí đối với các sản phẩm này trên quan điểm ai sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng thuế cao, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường với việc miễn giảm thuế phí ở mức tối đa. Luật Bảo vệ môi trường 2020 chủ trương thuế, phí bảo vệ môi trường là một công cụ góp phần thay đổi hành vi người sản xuất và tiêu dùng.
Khẩu hiệu tuyên truyền Chiến dịchlàm cho thế giới sạch hơn năm 20201. Chống ô nhiễm chất thải nhựa - Nếu bạn không thể tái sử dụng, hãy từ chối sử dụng.2. Bỏ rác đúng nơi quy định, hành động nhỏ, lợi ích lớn.3. Cùng hành động để tạo nên một thế giới khác biệt.4. Xả rác hôm nay, gánh nặng ngày mai5. Một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh6. Nói KHÔNG với rác thải nhựa, nói CÓ với tiêu dùng xanh7. Hủy hoại môi trường là hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta8. Bảo vệ môi trường - Làm giàu tương lai9. Phân loại rác thải - Tiết kiệm xử lý10. Hành động giản đơn - Thay đổi toàn cầu |
Bộ GTVT hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơnHưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020, Bộ GTVT đã có Công văn số 9172/BGTVT-MT ngày 15/9/2020 gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc tổ chức các hoạt động.Theo đó, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế và chủ đề Chiến dịch để xem xét tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp như treo băng rôn, pano, áp phích tại trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp nhằm tuyên truyền chủ đề về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020; tổ chức các hoạt động như ra quân vệ sinh môi trường; thu gom xử lý chất thải, rác thải; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, hệ thống thoát nước; giải quyết những vấn đề môi trường tồn đọng tại đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao...Các đơn vị tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm (khuyến khích trực tuyến) về công tác bảo vệ môi trường; phát động hưởng ứng các phong trào như: Ngày hội tái chế, Ngày hội sống xanh, Ngày Thứ bảy tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh, Ngày không sử dụng túi ni lông...Các cơ quan truyền thông, báo chí ngành GTVT tăng cường thông tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020, trong đó tập trung vào việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tuyên truyền về việc từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Các đơn vị phát hiện, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý, giải pháp, sáng kiến hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường qPV (tổng hợp)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.