Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh

Xã hội 24/03/2015 07:58

Những hình ảnh về cuộc đời của nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người vừa qua đời rạng sáng 23/3 ở tuổi 91…


Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 1.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore, thuộc thế hệ thứ ba người nhập cư từ Trung Quốc. Ông đã có một thời gian ngắn sống trong căn nhà hiện nằm trên đường Neil Road này của Singapore. Thời đó, đảo quốc sư tử nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh, đồng nghĩa với việc Lý Quang Diệu là một công dân Anh và sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Phải đến ngoài 30 tuổi ông mới nói tiếng Trung Quốc. Lý Quang Diệu theo học tại một trường Anh ở Singapore và là học sinh có thành tích học tập cao nhất ở Singapore và Malaysia vào thời đó – Tin và ảnh: BBC.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 2.

Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra khiến Lý Quang Diệu phải hoãn kế hoạch sang Anh học lên cao hơn. Tháng 2/1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng phát xít Nhật, mở ra một thời kỳ đen tối. Lý Quang Diệu may mắn thoát khỏi vụ thảm sát Sook Ching trong gang tấc. Về sau, ông nói rằng có khoảng 50.000-100.000 người thiệt mạng trong vụ thảm sát này, và việc thực dân Anh không thể ngăn cuộc thảm sát là một bằng chứng nữa cho thấy Singapore phải giành được độc lập.

Trong thời gian chiến tranh, Lý Quang Diệu làm phiên dịch tiếng Nhật và điều hành một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 3.

Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra khiến Lý Quang Diệu phải hoãn kế hoạch sang Anh học lên cao hơn. Tháng 2/1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng phát xít Nhật, mở ra một thời kỳ đen tối. Lý Quang Diệu may mắn thoát khỏi vụ thảm sát Sook Ching trong gang tấc. Về sau, ông nói rằng có khoảng 50.000-100.000 người thiệt mạng trong vụ thảm sát này, và việc thực dân Anh không thể ngăn cuộc thảm sát là một bằng chứng nữa cho thấy Singapore phải giành được độc lập.

Trong thời gian chiến tranh, Lý Quang Diệu làm phiên dịch tiếng Nhật và điều hành một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 4.

Năm 1954, Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng bí thư đảng Hành động của nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục tiêu chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh.

Tháng 12/1959, Anh trao quyền tự trị cho Singapore, nhưng vẫn nắm kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo quốc này – Tin: BBC/Ảnh: AP.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 5.

Hai ngày sau, Lý Quang Diệu, 36 tuổi, tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng đầu tiên của Singapore. Ông nắm giữ cương vị này suốt 3 thập kỷ sau đó. Ngay sau khi nhậm chức, Lý Quang Diệu đã khởi động một chương trình 5 năm đầy tham vọng với mục tiêu xóa nhà ổ chuột, xây dựng nhà ở chất lượng giá rẻ, công nghiệp hóa và chống tham nhũng. Ông phát biểu mạnh mẽ về sự cần thiết Singapore phải trở thành một quốc gia đa sắc tộc – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 6.

Đảng PAP cũng bắt đầu vận động cho việc tách Singapore hoàn toàn khỏi Anh và nhập vào Liên bang Malaya, với quan điểm cho rằng đảo quốc quá nhỏ và thiếu nguồn tài nguyên để tồn tại một mình. Vào ngày 16/9/1963, Lý Quang Diệu tuyên bố sáp nhập thành công Singapore vào Liên bang Malaya, chấm dứt 144 năm cai trị của thực dân Anh – Tin: BBC/Ảnh: AP.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 7.

Tuy nhiên, căng thẳng sắc tộc đã gia tăng giữa người Hoa chiếm đa số ở Singapore và người Malay xung quanh việc dân tộc nào sẽ là dân tộc đại diện của Liên bang Malaysia. Bất chấp lời kêu gọi bình tĩnh của Lý Quang Diệu, nhiều vụ bạo động lớn đã nổ ra, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương – Tin: BBC/Ảnh: AP.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 8.

Ngày 9/8/1965, Lý Quang Diệu rơi nước mắt khi tuyên bố ông đã chấp nhận đề nghị của Malaysia về việc Singapore nên rời khỏi liên bang để dừng tình trạng bất ổn và đổ máu. Ông gọi đó là “một khoảnh khắc đau đớn” và đi ngược lại “tất cả những gì mà chúng tôi mong muốn”. Hai ngày sau, Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore nhỏ bé là một đất nước độc lập – Tin: BBC/Ảnh: AP.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 9.

Trong 31 năm sau đó, tầm nhìn của Lý Quang Diệu đã đưa Singpore từ một thuộc địa bị từ bỏ trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Singapore là nước đi tiên phong trong việc xây dựng nhà ở và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Lý Quang Diệu luôn khẳng định vai trò tối quan trọng của giáo dục và thường xuyên nói rằng tài nguyên thiên nhiên duy nhất của Singapore là con người. Ông khuyến khích mạnh mẽ những người có bằng cấp kết hôn và sinh con. Singapore cũng áp dụng chính sách mở cửa cho vốn đầu tư và lao động nước ngoài – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 10.

Vào năm 1987, khi đối mặt với những lời chỉ trích cho rằng Singapore can thiệp quá nhiều vào đời sống cá nhân, Lý Quang Diệu nói “nếu tôi không làm vậy, thì chúng ta không thể có ngày hôm nay. Chúng tôi quyết định điều gì là đúng. Đừng bao giờ quan tâm tới những gì người ta nghĩ”.

“Ở phương Đông, mục tiêu chính là có một xã hội trật tự để mọi người có thể hưởng tự do tối đa. Tự do này chỉ có thể tồn tại trong một quốc gia có trật tự, chứ không phải trong tình trạng vô chính phủ”, Lý Quang Diệu nói trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Foreign Affairs vào năm 1994. Ông không hề giấu giếm việc ông muốn đảng PAP duy trì nắm giữ quyền lực – Tin: BBC/Ảnh: AP.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 11.

Năm 1981, lãnh đạo đảng Công nhân Joshua Benjamin Jeyaretnam giành ghế đối lập đầu tiên trong Quốc hội Singapore. Đáp trả sự chỉ trích của Jeyaretnam đối với cách ông lãnh đạo Singapore, Lý Quang Diệu đã liên tục kiện vị chính trị gia đối lập vì tội bôi nhọ. Năm 2001, Jeyaretnam lâm cảnh phá sản, đồng nghĩa với việc không thể tiếp tục hoạt động chính trị. Sau đó, Jeyaretnam phải ra đường bán sách để trả nợ, và qua đời vào năm 2008 – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 12.

Năm 1978, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thăm Singapore để học hỏi thêm về mô hình phát triển của nước này. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nói, ông Lý Quang Diệu “với sự minh bạch khác biệt đã diễn giải những vấn đề của thời đại của chúng ta và giải pháp cho những vấn đề đó”. Nhà ngoại giao Henry Kissinger của Mỹ thì nói, không một nhà lãnh đạo trên thế giới nào giúp ông học hỏi được nhiều điều như Lý Quang Diệu.

Trong một cuộc gặp vào năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama miêu tả Lý Quang Diệu như một trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21” – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh- Ảnh 13.

Trong những năm cuối đời, bà Kha Ngọc Chi, phu nhân ông Lý Quang Diệu, bị ốm nặng, suy giảm trí nhớ, và phải nằm liệt giường. Trả lời phỏng vấn tờ New York Times vào năm 2010, ông Lý Quang Diệu nói rằng, áp lực từ việc chăm sóc người vợ ốm còn lớn hơn bất kỳ áp lực nào mà ông phải đương đầu trong chính trị – Tin: BBC/Ảnh: Getty.

P.V (Theo BBC)

 

Ý kiến của bạn

Bình luận