Theo ước tính, đội robot máy bay drone nói trên sẽ trồng được 1 triệu cây xanh mỗi năm mà không cần phải sử dụng quá nhiều nguồn nhân lực. Cách làm này cho phép trồng rừng trên quy mô công nghiệp nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo giá thành thấp. Hơn nữa, Fletcher cho rằng mục tiêu cuối cùng ở đây là càng tối thiểu hóa chi phí trồng cây càng tốt và theo tính toán của ông, phương pháp trồng cây bằng drone có thể giảm tới 15% so với cách làm truyền thống.
Vậy drone sẽ làm điều đó như thế nào? Không phải là nó vừa bay vừa rải hạt giống cây vung vãi xuống bên dưới. Thay vào đó, những cỗ máy này sẽ liên tục bay và thu thập dữ liệu về bản đồ địa hình, thổ nhưỡng,… và thông tin về các loài động vật đang sinh sống tại khu vực cần trồng cây. Cuối cùng là hình thành nên những vùng có “tiềm năng phục hồi”. Ngay khi khu vực tiềm năng được xác thực và được xử lý để đủ điều kiện trồng cây, drone sẽ hình thành nên mô hình bố trí cây tối ưu để áp dụng trong thực tế. Và cuối cùng, những chiếc drone sẽ bắn hạt giống từ trên cao xuống đất với tốc độ 10 hạt/phút.
Tuy nhiên, công việc của đội drone vẫn chưa dừng lại ở đó. Chúng sẽ tiếp tục quan sát theo dõi quá trình lớn lên của những đám cây và cả hệ sinh thái gần đó theo thời gian. Một mặt, điều này giúp các nhà quản lý có thể theo dõi sát sao quá trình phát triển của cây để có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác các dữ liệu này sẽ được lưu trữ để có thể hoàn thiện, cải tiến những dự án trong tương lai. Toàn bộ quá trình này được gọi là “trồng chính xác”, cho phép có thể triển khai khôi phục rừng, hoặc trồng cây trên quy mô công nghiệp nhằm khai thác mà vẫn đảm bảo an toàn với hệ sinh thái tại khu vực đó.
Có thể nói, kỹ thuật dùng drone để trồng rừng là một giải pháp tốt ở hiện tại để “trồng và phá rừng”. Tuy nhiên, suy cho cùng đây cũng là một giải pháp mang tính tình thế hơn là biện pháp lâu dài. Suy cho cùng thì việc phá rừng lấy gỗ vẫn là hành động tàn phá hệ sinh thái và thay vì dùng drone để tái trồng cây với thời gian nhanh chóng, hiệu suất cao, chúng ta nên tìm cách tối ưu hơn để giảm thiểu nhu cầu phá rừng trên quy mô lớn nhằm bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Theo Grist, Fastcoexist
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.