Việc sử dụng thủy tinh có ý nghĩa rất lớn, nó cho cho phép tạo ra những sản phẩm trong suốt với độ chi tiết cao và nhìn cao cấp, vui vẻ hơn so với nhựa hiện tại. Khi công nghệ này được hiện thực hóa thì rất có thể bạn sẽ tự in được khuôn mặt hay một ly nước đặc biệt nào đó theo ý thích mà không bị phụ thuộc vào các nhà sản xuất nữa.
Nhóm phát triển gọi đây là kỹ thuật tạo hình chính xác thủy tinh trong suốt bằng công nghệ in 3D - viết tắt là G3DP. Người dùng có thể tùy ý điều chỉnh, tạo hình vật thể in 3D với nhiều hình dạng, độ trong suốt và màu sắc khác nhau. Bằng cách điều chỉnh độ dày của vật thể, người ta có thể kiểm soát được cường độ, sự phản chiếu và khúc xạ của ánh sáng đi qua vật thể.
Những vật thể in ra đều có độ tinh xảo, chi tiết cao, hứa hẹn được giới thiết kế sử dụng để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Mặt khác, kỹ thuật này còn có thể được áp dụng để cải thiện chất lượng các sản phẩm quang học hoặc sợi cáp quang. Trên quy mô lớn, kỹ thuật này còn có thể được dùng để sản xuất kính sợi thủy tinh.
Hiện tại, MIT không tiết lộ thông tin chi tiết về quy trình này, chỉ cho biết là nó “in” các lớp thủy tinh bằng đầu in tạo nhiệt tới 1037 độ C. Đồng thời, họ đang phát triển một quy trình tương tự với tên gọi Micron3DP, sử dụng đầu in có nhiệt độ lên tới 1640 độ C nhằm cho ra những sản phẩm ưu việt hơn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.