Nhiều trạm thu phí có lắp đặt ETC nhưng phương tiện ít vào |
Tâm lý dùng tiền mặt đang dần thay đổi
Do suy nghĩ của đại đa số chủ phương tiện khi tham gia giao thông rằng tiền nộp vào tài khoản giao thông là tiền “chết” và mỗi lần phải đóng cả triệu đồng. Do đó dù đã dán thẻ đầu cuối nhưng anh Hoàng Hải Long, ngụ tại Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm cho rằng, tôi đã dán thẻ đầu cuối cho phương tiện ngay từ cuối năm 2018, tuy nhiên tôi chưa nạp tiền do phương tiện đi ít, lâu lâu mới đi xa nên tiền đóng vào tài khoản này là tiền “chết”, với lại mỗi một trạm thu phí sử dụng một công nghệ khác nhau, chẳng biết có liên thông với nhau hay không, do đó khi qua các trạm thu phí tôi trả tiền mặt.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đây là tâm lý chung của khá nhiều chủ phương tiện khi còn e dè với việc dán thẻ “đầu cuối”, trong khi các trạm thu phí đa số là trạm thu tiền trực tiếp, do đó việc trì hoãn cũng như không sử dụng thẻ ETC như anh Long là khá nhiều.
Đồng quan điểm này, tài xế Lã Văn Hùng, ngụ tại Hà Đông, Hà Nội cho rằng việc lắp đặt các cửa ETC tại các trạm thu phí chưa nhiều, cộng với chế tài bắt buộc chủ phương tiện phải thanh toán điện tử chưa đầy đủ, cùng tâm lý sử dụng tiền mặt ăn sâu vào tiêu dùng của người Việt, cho nên để thay đổi cần có thời gian. Tuy nhiên, theo anh Hùng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng là xu thế tất yếu trước sau gì cũng phải thực hiện nên tỷ lệ sẽ tăng lên, nhất là Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc này với nhiều quy định gỡ vướng cho cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đầu tư và người dùng xe ô tô.
Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến nay, cả nước đã có khoảng 865.000 phương tiện dán thẻ đầu cuối trên tổng số 3,5 triệu xe ô tô cả nước (trong đó, Công ty VETC dán hơn 600.000 thẻ, hệ thống các đơn vị đăng kiểm dán khoảng 200.000 thẻ).
Trạm thu phí cầu Bến Thủy |
Hiện cả nước cũng đã có 40 trạm thu phí có ETC. Đặc biệt là tuyến huyết mạch chính QL1 đã thông được từ Lạng Sơn tới Quy Nhơn; đoạn từ Quy Nhơn tới Cà Mau thì còn bị đứt đoạn ở một số trạm, đa số các trạm này là các tuyến nhánh nối lên các tỉnh Tây Nguyên. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, đã có 40 trạm có lắp đặt thu phí không dừng, hiện đã đưa vào vận hành 39 trạm, còn 4 trạm do Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý do vướng mắc về nguồn vốn, nên sẽ triển khai khi thu xếp được nguồn vốn. Do đó các chủ phương tiện không nên ngại ngần khi sử dụng thu phí không dừng vì sử dụng một thẻ một tài khoản cho tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc.
Thanh toán đơn giản và thuận tiện
Theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/6/2020 quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, và thay thế Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/03/2017 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tới đây quy định rõ trách nhiệm của chủ phương tiện tại Điều 22 là việc thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông đường bộ tại lần kiểm định gần nhất hoặc trước khi đến hạn kiểm định hoặc khi qua trạm thu phí sử dụng đường bộ lần đầu hoặc ngay khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng. Chủ phương tiện không được phá hủy, làm giả, can thiệp vào nội dung thẻ đầu cuối, chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện giao thông đường bộ này sang phương tiện giao thông đường bộ khác. Đồng thời chủ phương tiện phải cung cấp thông tin để mở tài khoản thu phí, khai báo và sửa đổi thông tin tài khoản khi có thay đổi; cung cấp các thông tin cần thiết để nhà cung cấp dịch vụ thu phí hoàn trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ vào tài khoản thu phí khi cần thiết.
Bên cạnh đó, cũng quy định việc chủ phương tiện phải nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp tiền trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.
Ví điện tử ViettelPay tiện dụng cho việc chuyển tiền không phí |
Trao đổi với Tạp chí GTVT ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Hợp tác quốc tế, Tổng cục ĐBVN cho biết, các chủ phương tiện giờ này có thể sử dụng nhiều hình thức nạp tiền vào tài khoản như: có thể nạp tiền vào tài khoản qua app VETC trên điện thoại, hoặc nạp tiền qua các ví điện tử, mobile banking, internet banking ... Hiện nay đã có thể sử dụng ví điện tử ViettelPay để nộp tiền miễn phí (không mất phí chuyển tiền) vào tài khoản thu phí điện tử không dừng. Chủ phương tiện tính toán quãng đường đi của mình, sử dụng ví điện tử này đề chuyển tiền đúng với số tiền phải trả cho quãng đường đi của mình, đảm bảo thuận tiện cho chủ phương tiện khi sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
Danh sách trạm thu phí có ETC: QL1: Bắc Giang, Bắc Ninh, Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình (thu phí kín), Hoàng Mai, Bến Thuỷ, Đồng Hới, Quán Hàu, Đông Hà, Phú Bài, Bắc Hải Vân, Tam Kỳ, Hoà Phước, Tư Nghĩa, Bắc Bình Định, Nam Bình Định, Cam Thịnh, Bình Thuận, Cầu Đồng Nai, An Sương An Lạc, Cần Thơ Phụng Hiệp, Sóc Trăng, Bạc Liêu. QL14: Đức Long Gia Lai 1, Đức Long Gia Lai 2, Đăk Nông. QL5: 2 trạm. QL18: Đại Yên. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.