Dầu thô và khí tự nhiên, tương tự các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, chỉ có giới hạn. |
Điều này có nghĩa là một ngày nào đó dầu và khí sẽ thực sự cạn kiệt. Trong khi một số nhà quan sát đưa ra các dự đoán về thời điểm nguồn tài nguyên quý giá này cạn kiệt, số khác lại tìm kiếm niềm an ủi vào các nguồn năng lượng thay thế.
Tuy tổng lượng dầu và khí tự nhiên không tăng, nhưng không phải tất cả đều bi quan, do khả năng tìm kiếm và khai thác dầu và khí tự nhiên từ các nguồn mới của chúng ta tăng lên theo thời gian. Điều này dẫn đến các khu vực biên giới trên toàn cầu. Ở châu Á, có hai biên giới chính đang tập trung sự chú ý. Đó là Myanmar và đông Indonesia.
Myanmar
Sản lượng dầu và khí hàng ngày của đất nước này (chẳng hạn ngày 30 tháng 10 năm 2014), theo Y Lynn Myint, tổng giám đốc North PertroChem Corporation (Myanmar), là 8.300 thùng dầu thô và 65mmscf khí từ 12 mỏ dầu và ba mỏ khí (gần bờ biển). Ông cho biết, ngoài ra còn có 8.000 bbl condensate và 2,0 BCF từ bốn mỏ khí (Yadana, Yetagun, Zawtika và Shwe) ở ngoài khơi.
Về xuất khẩu, đất nước này chủ yếu cung cấp cho Thái Lan và Trung Quốc (1,4 BCF và 0,3 BCF). Họ sử dụng 0,3 BCF cho tiêu dùng nội địa. Myanmar còn có mạng lưới đường ống dẫn dầu, một đường ống đến Trung Quốc dài 771km.
Ông khẳng định ở đây có nhiều cơ hội cho các công ty nước ngoài tham gia và tiềm năng là rất lớn, do ở đất nước này còn có các mỏ dầu và khí chưa được phát hiện. Đựa trên các dự đoán của ông, số lượng mỏ dầu và khí tiềm năng chưa được khám phá khoảng 15 đến 45 và số mỏ dầu chưa khám phá trong khoảng 6 đến 15.
Ngoài các cơ hội tìm kiếm mỏ dầu và khí, các hoạt động khai thác, vận chuyển, và lọc dầu cũng rất hấp dẫn các nhà đầu tư tương lai. Ông nói có các liên doanh về hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu cũ, nhà máy lọc hóa dầu mới, nhà máy LPG.
Ở đây còn có các liên doanh về nhà máy phân urea (hóa học) các điểm trung chuyển và tiếp nhận khí LPG và LNG, cũng như các công ty logistics về chuyển tải các sản phẩm dầu mỏ (tàu chở dầu, xà lan, FSO, FPSO, FLNG, và FRSU).
Dù đất nước này được coi là có tiềm năng lớn, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng trước mắt còn có nhiều khó khăn thử thách. Ví dụ, ông cho biết ở đây thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao do đó nảy sinh nhu cầu cung cấp các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động.
Ken Tun, giám đốc và CEO của Parami Energy Group of Companies, một công ty tham gia tích cực vào lĩnh vực dầu và khí, năng lượng và xây dựng, cũng đồng ý rằng đất nước có nguồn nhân lực được đào tạo còn hạn chế. Và ông nêu ra các ý kiến của mình về ngành công nghiệp dầu và khí ở Myanmar.
Ông nói, đất nước này là một trong các nền kinh tế mới nổi cuối cùng. Về nhu cầu năng lượng, cả tại chỗ và khu vực đều cao. Đất nước cũng đang khai thác, cho phép lĩnh vực dầu mỏ được tiếp cận một cách hợp lý. Cuối cùng, với mọi “nhân vật” thực hiện và khoan một cách mạnh mẽ, đất nước cần đến một nền công nghiệp phụ trợ mạnh để giúp duy trì các hoạt động đó.
Tymor Leste – Đông Timor
Myanmar được nhiều người coi là nền kinh tế cận biên giới, tương tự, cũng có thể nói Đông Timor đang ở cùng mức độ. Là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, đất nước này giành được độc lập vào năm 2002.
Với sự khao khát đầu tư từ nước ngoài, Mateus Da Costa, giám đốc bộ phận Exploration và Acreage thuộc Autorudade Nacional do Petroleo (Cơ quan dầu khí quốc gia), nói đất nước của ông hiện nay đang có nền kinh tế tăng trưởng ổn định với thu nhập tốt đến từ dầu mỏ. Ông cho biết ở đây có nhiều nguồn tài nguyên hydrocarbon đáng để thăm dò tìm kiếm và khai thác.
Đủ để quan tâm, Đông Timor có cùng các khó khăn và thách thức như Myanmar đang phải đối mặt, đó là: thiếu lao động có trình độ. Ông Da Costa cho biêt hiện nay số người trẻ có trình độ học vấn đang tăng lên nhưng kinh nghiệm còn hạn chế. Cuối cùng, ông nói, các nhà đầu tư tiềm năng cần có các nỗ lực để bảo đảm ngành dầu & khí tăng trưởng và thu hút thêm sự tham gia của nguồn nhân lực tại chỗ.
Indonesia
Với ngành công nghiệp dầu khí được thiết lập tốt, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi phần phía đông của đất nước này được coi là biên giới về khai thác dầu.
Soekoesen Soemarinda, tổng giám đốc Singapore Petroleum Corporation, nói phần phía tây của Indonesia hiện nay được coi là vùng sản xuất chính, dù một vài nơi sản xuất vẫn chưa phát triển cao. Tuy nhiên, tập trung chính của ông không phải là những nơi chưa phát triển ở phía tây. Để có thêm các cơ hội, các nhà khai thác phải tiến về phía tây, đặc biệt là những khu vực nước sâu. Theo ông, có các lý do tốt để thực hiện điều đó.
Ông nêu lập luận, tình hình ở Indonesia sẽ trở nên “nghiêm trọng” nếu không có các hành động kịp thời. Ông chú ý đến tỷ suất tiêu thụ và tỷ suất sản xuất. Ông cho biết, năm 2012, trữ lượng dầu đã được chứng minh là 3,74 tỷ thùng và sản xuất dầu là 900.000bopd.
Nếu giả thiết lượng dầu giảm hàng năm 4,4% và khai thác dầu khoảng 80% trữ lượng đã thăm dò trong khi tiêu thụ dầu tăng hàng năm là 4,2%, đất nước này chỉ có đủ dầu đến năm 2035. Ông kết luận, các vùng nước sâu, hầu hết đều ở phần phía đông của Indonesia, sẽ góp phần đáng kể vào sản xuất dầu và khí trong tương lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.